Cấu trúc "quái vật" khổng lồ được xác định là một cuộn khí dài rất lớn ,đặt tên là "Cattail", tức "Đuôi Mèo", vì nó trông như một con mãng xà đang cuốn lấy thiên hà xoắn ốc của chúng ta.Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc cho biết, họ vẫn chưa xác định Cattail là một phần nhánh xoắn ốc thiên hà mà nhân loại chưa biết đến hay là dạng cấu trúc nào khác.Nếu đây không phải là dấu hiệu của một nhánh xoắn ốc thiên hà chưa được lập bản đồ thì Cattail có thể là sợi khí lớn nhất trong thiên hà Milky Way từng được phát hiện cho tới thời điểm hiện tại.Cattail dường như là cấu trúc dạng sợi khổng lồ xa nhất và lớn nhất từng được phát hiện trong thiên hà chứa Trái đất Milky Way. Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi được đặt ra như: Làm thế nào mà một sợi khổng lồ như vậy được tạo ra ở vị trí xa nhất của thiên hà?Cattail được phát hiện nhờ công Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ khổng lồ (FAST), công cụ nhằm xác định những đám mây hydro nguyên tử trung tính (HI).Dù bản chất là một sợi khí, nhưng Cattail quá lớn so với các sợi khí khác trong thiên hà. Nó có chiều dài khoảng 16.300 năm ánh sáng và rộng tận 657 năm ánh sáng, lớn hơn nhiều so với cấu trúc từng được cho là lớn nhất thiên hà là Vành đai của Gould (9.000 năm ánh sáng).Nó gần như xuất hiện từ hư không, hoàn toàn không phải một sợi khi bắt nguồn từ trung tâm thiên hà rồi được kéo dài bởi các nhánh xoắn ốc như các sợi khí khác.Các nhà khoa học cần phải nghiên cứu thêm rất nhiều để giải mã Cattail thật sự là cái gì. Nhưng phát hiện này cũng cho thấy sự ngoạn mục và đầy bất ngờ của thiên hà Milky Way.Tên gọi thiên hà Milky Way thật ra bắt nguồn bởi diện mạo như dòng sữa khi nó vắt qua bầu trời đêm. Người La Mã xưa gọi thiên hà của chúng ta là Via Lactea, theo nghĩa đen là “Con đường Sữa”.Milky Way có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng tương đương với hơn 9,4 nghìn tỷ km). Trung tâm của nó chứa một hố đen siêu khối lượng có lực hấp dẫn mạnh đến nỗi bất cứ thứ gì, kể cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi nó.Ngoài ra, Milky Way còn có các nhánh xoắn ốc xuất phát từ trung tâm chứa hàng triệu vì sao và trong số đó có cả mặt trời. Ước tính "tuổi thọ" của nó lên tới 13,2 tỷ năm và là một trong hàng tỷ các thiên hà tồn tại trong vũ trụ.Và cùng với sự phát hiện ra thêm nhiều thiên hà khác, các nhà thiên văn học đã đi đến kết luận Milky Way của chúng ta khá bình thường và không có gì quá đặc biệt.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Cấu trúc "quái vật" khổng lồ được xác định là một cuộn khí dài rất lớn ,đặt tên là "Cattail", tức "Đuôi Mèo", vì nó trông như một con mãng xà đang cuốn lấy thiên hà xoắn ốc của chúng ta.
Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc cho biết, họ vẫn chưa xác định Cattail là một phần nhánh xoắn ốc thiên hà mà nhân loại chưa biết đến hay là dạng cấu trúc nào khác.
Nếu đây không phải là dấu hiệu của một nhánh xoắn ốc thiên hà chưa được lập bản đồ thì Cattail có thể là sợi khí lớn nhất trong thiên hà Milky Way từng được phát hiện cho tới thời điểm hiện tại.
Cattail dường như là cấu trúc dạng sợi khổng lồ xa nhất và lớn nhất từng được phát hiện trong thiên hà chứa Trái đất Milky Way. Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi được đặt ra như: Làm thế nào mà một sợi khổng lồ như vậy được tạo ra ở vị trí xa nhất của thiên hà?
Cattail được phát hiện nhờ công Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ khổng lồ (FAST), công cụ nhằm xác định những đám mây hydro nguyên tử trung tính (HI).
Dù bản chất là một sợi khí, nhưng Cattail quá lớn so với các sợi khí khác trong thiên hà. Nó có chiều dài khoảng 16.300 năm ánh sáng và rộng tận 657 năm ánh sáng, lớn hơn nhiều so với cấu trúc từng được cho là lớn nhất thiên hà là Vành đai của Gould (9.000 năm ánh sáng).
Nó gần như xuất hiện từ hư không, hoàn toàn không phải một sợi khi bắt nguồn từ trung tâm thiên hà rồi được kéo dài bởi các nhánh xoắn ốc như các sợi khí khác.
Các nhà khoa học cần phải nghiên cứu thêm rất nhiều để giải mã Cattail thật sự là cái gì. Nhưng phát hiện này cũng cho thấy sự ngoạn mục và đầy bất ngờ của thiên hà Milky Way.
Tên gọi thiên hà Milky Way thật ra bắt nguồn bởi diện mạo như dòng sữa khi nó vắt qua bầu trời đêm. Người La Mã xưa gọi thiên hà của chúng ta là Via Lactea, theo nghĩa đen là “Con đường Sữa”.
Milky Way có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng tương đương với hơn 9,4 nghìn tỷ km). Trung tâm của nó chứa một hố đen siêu khối lượng có lực hấp dẫn mạnh đến nỗi bất cứ thứ gì, kể cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi nó.
Ngoài ra, Milky Way còn có các nhánh xoắn ốc xuất phát từ trung tâm chứa hàng triệu vì sao và trong số đó có cả mặt trời. Ước tính "tuổi thọ" của nó lên tới 13,2 tỷ năm và là một trong hàng tỷ các thiên hà tồn tại trong vũ trụ.
Và cùng với sự phát hiện ra thêm nhiều thiên hà khác, các nhà thiên văn học đã đi đến kết luận Milky Way của chúng ta khá bình thường và không có gì quá đặc biệt.