Hải tiêu là một trong những loài động vật tự ăn thịt mình. Ban đầu, chúng là ấu trùng. Sau khi bám vào một hòn đá hoặc san hô, ấu trùng hải tiêu sẽ ở đó và dần biến đổi hình thái.Khi trưởng thành, hải tiêu có hình dáng giống những chiếc túi nhỏ có nhiều lỗ, sống sót bằng cách hấp thụ thức ăn từ nước biển.Cơ thể ấu trùng hải tiêu có cấu tạo rất đơn giản, chỉ bao gồm một bó thần kinh chạy dọc sống lưng, khá giống xương sống của những loài động vật cấp cao. Phía trước thần kinh là hạch (túi não) và các cơ quan cảm nhận ánh sáng và trọng lực.Khi trưởng thành, hải tiêu không cần những bộ phận này nữa nên ăn một số bộ phận cơ thể không cần thiết. Riêng túi não thì được hải tiêu biến thành hạch não để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn.Một loài động vật khác cũng tự ăn thịt chính mình là dế đuôi ngắn. Chúng có màu nâu nhạt, cơ quan sinh sản bị tiêu biến và khả năng đào hang.Hang của dế có nhiều phòng và lối đi lại thuận tiện. Đây là nơi chúng dành phần lớn thời gian trong ngày, trừ lúc đi tìm thức ăn và bạn tình.Dế đuôi ngắn có sở thích hết sức đặc biệt là tự ăn đôi cánh của mình. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải thói quen này của chúng.Một số loài rắn ăn thịt đồng loại, thậm chí tự ăn chính mình. Theo các nhà khoa học, trong lúc đi săn mồi, mùi của con mồi bám vào phần đuôi của con rắn. Khi đánh hơi thấy mùi này, con rắn sẽ lầm tưởng đó là con mồi nên ăn ngấu nghiến đuôi của mình.Rắn ăn đuôi mình là hành động phản xạ "hiểu lầm". Loài này có bộ não nhỏ và thiên về phản xạ hơn là tự chủ trong hành động. Vậy nên, chúng thường không ý thức được các hành động của mình.Theo các nhà khoa học, do hạn chế về tầm nhìn nên rắn tưởng mùi con mồi vô tình bám vào đuôi chính là con mồi. Vậy nên, theo phản xạ, chúng nhanh chóng nhai phần đuôi mà chúng tưởng là con mồi béo bở. Đến khi chúng nhận ra thì đã muộn vì phần nọc độc của nó đủ khiến bản thân mất mạng.Mời độc giả xem video: Mê mẩn ngắm khoảnh khắc đáng yêu của động vật khi ngủ.
Hải tiêu là một trong những loài động vật tự ăn thịt mình. Ban đầu, chúng là ấu trùng. Sau khi bám vào một hòn đá hoặc san hô, ấu trùng hải tiêu sẽ ở đó và dần biến đổi hình thái.
Khi trưởng thành, hải tiêu có hình dáng giống những chiếc túi nhỏ có nhiều lỗ, sống sót bằng cách hấp thụ thức ăn từ nước biển.
Cơ thể ấu trùng hải tiêu có cấu tạo rất đơn giản, chỉ bao gồm một bó thần kinh chạy dọc sống lưng, khá giống xương sống của những loài động vật cấp cao. Phía trước thần kinh là hạch (túi não) và các cơ quan cảm nhận ánh sáng và trọng lực.
Khi trưởng thành, hải tiêu không cần những bộ phận này nữa nên ăn một số bộ phận cơ thể không cần thiết. Riêng túi não thì được hải tiêu biến thành hạch não để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn.
Một loài động vật khác cũng tự ăn thịt chính mình là dế đuôi ngắn. Chúng có màu nâu nhạt, cơ quan sinh sản bị tiêu biến và khả năng đào hang.
Hang của dế có nhiều phòng và lối đi lại thuận tiện. Đây là nơi chúng dành phần lớn thời gian trong ngày, trừ lúc đi tìm thức ăn và bạn tình.
Dế đuôi ngắn có sở thích hết sức đặc biệt là tự ăn đôi cánh của mình. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải thói quen này của chúng.
Một số loài rắn ăn thịt đồng loại, thậm chí tự ăn chính mình. Theo các nhà khoa học, trong lúc đi săn mồi, mùi của con mồi bám vào phần đuôi của con rắn. Khi đánh hơi thấy mùi này, con rắn sẽ lầm tưởng đó là con mồi nên ăn ngấu nghiến đuôi của mình.
Rắn ăn đuôi mình là hành động phản xạ "hiểu lầm". Loài này có bộ não nhỏ và thiên về phản xạ hơn là tự chủ trong hành động. Vậy nên, chúng thường không ý thức được các hành động của mình.
Theo các nhà khoa học, do hạn chế về tầm nhìn nên rắn tưởng mùi con mồi vô tình bám vào đuôi chính là con mồi. Vậy nên, theo phản xạ, chúng nhanh chóng nhai phần đuôi mà chúng tưởng là con mồi béo bở. Đến khi chúng nhận ra thì đã muộn vì phần nọc độc của nó đủ khiến bản thân mất mạng.
Mời độc giả xem video: Mê mẩn ngắm khoảnh khắc đáng yêu của động vật khi ngủ.