Qua 8 năm nghiên cứu và phát triển, các sản phẩm mô hình 2D và 3D bằng gỗ của anh Nguyễn Văn Bính (SN 1986, quê tại Hà Nam) đã trở thành những món quà lưu niệm, trưng bày độc đáo, góp phần quảng bá du lịch Đà Nẵng đến với du khách gần xa.Anh Bính chia sẻ, năm 2016, trong một lần giúp bạn làm một món quà, anh biết đến mô hình khắc gỗ 2D, 3D và rất thích thú với nó. Sau khi chuyển vào Đà Nẵng sinh sống, anh nảy ra ý tưởng khắc laser trên gỗ để làm đồ lưu niệm bán cho khách du lịch.Anh mạnh dạn đầu tư 300 triệu đồng mua máy khắc laser và học đồ họa. Thời gian đầu, anh mày mò làm những món đồ đơn giản như móc khóa và dần dần thử sức với mô hình phức tạp, cầu kỳ hơn. "Thiết kế mô hình giống như xây nhà, phải nắm được các kết cấu, chi tiết, hoa văn và các chi tiết đặc trưng của công trình. Đầu tiên xây dựng từ móng, đến từng cái cột, kèo rồi mới đến lợp mái, trang trí,...", anh Bính chia sẻ.Dưới bàn tay khéo léo của anh Bính, cầu Rồng, cầu Vàng, chùa Linh Ứng, Bà Nà Hills và rất nhiều kỳ quan, địa danh nổi tiếng tại Đà Nẵng nói riêng và trên khắp đất nước nói chung... đã được "thu nhỏ" và tái hiện một cách chi tiết, sinh động.Mô hình Nhà thờ Đức Bà.Mô hình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội).Dinh Độc Lập (TP Hồ Chí Minh).Nhà hát Đó ở Nha Trang (Khánh Hòa).Các kỳ quan, công trình nổi tiếng của Việt Nam được "thu nhỏ" thành những món quà lưu niệm có 1-0-2. Không chỉ là biểu tượng cho sự khéo léo và sáng tạo, những sản phẩm này còn thể hiện nét độc đáo và đa dạng văn hóa của từng địa phương, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.Anh Bính nhớ lại, những sản phẩm đầu tiên làm ra mang đi khắp nơi chào bán nhưng hầu như ai cũng "lắc đầu". Không bỏ cuộc, chàng trai ấy vẫn kiên trì tạo ra các mô hình có độ tỉ mỉ ngày càng cao hơn và đã dần dần chinh phục được những vị khách khó tính nhất.Đến nay, sản phẩm của anh Bính đã được xuất bán đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Với giá thành từ vài chục nghìn đồng đến hàng triệu đồng, cơ sở có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là sinh viên làm thêm.Để tạo nên sản phẩm, chất liệu chính tất nhiên là gỗ, bên cạnh đó còn có các nguyên liệu khác như giấy, thép, chỉ, nhựa… "Một mô hình 2D đơn giản với 10-20 chi tiết được lắp ráp trong khoảng 10 phút, còn mô hình 3D thì khoảng 10 giờ. Riêng những mô hình phức tạp, có cả nghìn chi tiết thì phải mất cả tuần mới chế tác xong", anh Bính bộc bạch.Du khách thích thú mua mô hình cây cầu Rồng nổi tiếng ở Đà Nẵng để làm quà lưu niệm.Đặc biệt, các sản phẩm của anh Bính còn thường xuyên được Sở Du lịch Đà Nẵng đưa đi trưng bày tại nhiều hội thảo hội chợ, sự kiện, góp phần quảng bá du lịch thành phố với du khách gần xa.Đồng thời, lãnh đạo TP Đà Nẵng còn thường xuyên đặt hàng các mô hình tái hiện những kỳ quan của thành phố sông Hàn để làm quà tặng cho đối tác hoặc trưng bày trong các dịp đón khách quan trọng.Mô hình "Đà Nẵng thu nhỏ" của anh Bính được Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường dùng làm quà tặng cho Tổng Lãnh sự Pháp Emmanuelle Pavillon-Grosser, hôm 15/3 vừa qua.
Qua 8 năm nghiên cứu và phát triển, các sản phẩm mô hình 2D và 3D bằng gỗ của anh Nguyễn Văn Bính (SN 1986, quê tại Hà Nam) đã trở thành những món quà lưu niệm, trưng bày độc đáo, góp phần quảng bá du lịch Đà Nẵng đến với du khách gần xa.
Anh Bính chia sẻ, năm 2016, trong một lần giúp bạn làm một món quà, anh biết đến mô hình khắc gỗ 2D, 3D và rất thích thú với nó. Sau khi chuyển vào Đà Nẵng sinh sống, anh nảy ra ý tưởng khắc laser trên gỗ để làm đồ lưu niệm bán cho khách du lịch.
Anh mạnh dạn đầu tư 300 triệu đồng mua máy khắc laser và học đồ họa. Thời gian đầu, anh mày mò làm những món đồ đơn giản như móc khóa và dần dần thử sức với mô hình phức tạp, cầu kỳ hơn. "Thiết kế mô hình giống như xây nhà, phải nắm được các kết cấu, chi tiết, hoa văn và các chi tiết đặc trưng của công trình. Đầu tiên xây dựng từ móng, đến từng cái cột, kèo rồi mới đến lợp mái, trang trí,...", anh Bính chia sẻ.
Dưới bàn tay khéo léo của anh Bính, cầu Rồng, cầu Vàng, chùa Linh Ứng, Bà Nà Hills và rất nhiều kỳ quan, địa danh nổi tiếng tại Đà Nẵng nói riêng và trên khắp đất nước nói chung... đã được "thu nhỏ" và tái hiện một cách chi tiết, sinh động.
Mô hình Nhà thờ Đức Bà.
Mô hình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội).
Dinh Độc Lập (TP Hồ Chí Minh).
Nhà hát Đó ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Các kỳ quan, công trình nổi tiếng của Việt Nam được "thu nhỏ" thành những món quà lưu niệm có 1-0-2. Không chỉ là biểu tượng cho sự khéo léo và sáng tạo, những sản phẩm này còn thể hiện nét độc đáo và đa dạng văn hóa của từng địa phương, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Anh Bính nhớ lại, những sản phẩm đầu tiên làm ra mang đi khắp nơi chào bán nhưng hầu như ai cũng "lắc đầu". Không bỏ cuộc, chàng trai ấy vẫn kiên trì tạo ra các mô hình có độ tỉ mỉ ngày càng cao hơn và đã dần dần chinh phục được những vị khách khó tính nhất.
Đến nay, sản phẩm của anh Bính đã được xuất bán đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Với giá thành từ vài chục nghìn đồng đến hàng triệu đồng, cơ sở có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là sinh viên làm thêm.
Để tạo nên sản phẩm, chất liệu chính tất nhiên là gỗ, bên cạnh đó còn có các nguyên liệu khác như giấy, thép, chỉ, nhựa… "Một mô hình 2D đơn giản với 10-20 chi tiết được lắp ráp trong khoảng 10 phút, còn mô hình 3D thì khoảng 10 giờ. Riêng những mô hình phức tạp, có cả nghìn chi tiết thì phải mất cả tuần mới chế tác xong", anh Bính bộc bạch.
Du khách thích thú mua mô hình cây cầu Rồng nổi tiếng ở Đà Nẵng để làm quà lưu niệm.
Đặc biệt, các sản phẩm của anh Bính còn thường xuyên được Sở Du lịch Đà Nẵng đưa đi trưng bày tại nhiều hội thảo hội chợ, sự kiện, góp phần quảng bá du lịch thành phố với du khách gần xa.
Đồng thời, lãnh đạo TP Đà Nẵng còn thường xuyên đặt hàng các mô hình tái hiện những kỳ quan của thành phố sông Hàn để làm quà tặng cho đối tác hoặc trưng bày trong các dịp đón khách quan trọng.
Mô hình "Đà Nẵng thu nhỏ" của anh Bính được Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường dùng làm quà tặng cho Tổng Lãnh sự Pháp Emmanuelle Pavillon-Grosser, hôm 15/3 vừa qua.