Cá mọc lông hay cá hồi lông lá là một sinh vật kỳ dị, dạng cá nhưng mọc lông được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Băng Đảo.Một người đàn ông 41 tuổi ở Mỹ đã câu được một con cá mình đầy lông lá sống ở hồ Michigan vùng Wisconsin (Mỹ). Trừ phần đầu, toàn bộ cơ thể của con cá kì dị này đều mọc lông trắng như thỏ.Một phụ nữ trong lúc lặn biển gần Palm Beach, Florida (Mỹ) đã phát hiện hai con cá 'lông lá' đang bước đi dọc đáy biển. Theo các chuyên gia sinh vật biển, đây là loài cá ếch lông, được mệnh danh là một trong những loài cá kỳ lạ và hấp dẫn nhất đại dương. Ảnh: dailymail.co.uk.Thực tế, bất kỳ loài động vật nào có lông sống trên mặt đất đều không có gì đáng ngạc nhiên, trừ loài cá. Một con cá có lông như thỏ hay chuột bơi lội tung tăng trong nước thực sự là một hình ảnh rất kỳ dị.Đã có rất nhiều các nhà động vật học trên khắp thế giới tiến hành nghiên cứu về các loài cá có lông qua nhiều thập kỷ.Có giả thuyết cho rằng, Bắc Mỹ là khu vực rất lạnh, đặc biệt khu vực hồ và sông tại đây nước thường có băng giá dẫn đến việc cá có lông để giữ cho nhiệt độ cơ thể được ổn định.Giả thuyết khác cho rằng, do chính phủ cho rắc một số hóa chất để phục hồi lượng tảo và rêu trong các hồ nước dẫn đến việc cá mọc lông trên cơ thể.Trên lý thuyết, cá hồi không thể mọc lông nhưng trong thực tế, nếu thực sự cá có lông thì đó không hẳn là một điều tốt.Bởi phần lông đó không giúp chúng ấm áp hơn trong môi trường giá lạnh mà còn làm giảm tốc độ bơi của chúng, khiến chúng phải lãng phí một lượng năng lượng lớn.Nhiều nhà khoa học cho rằng, một số loài vi khuẩn và nấm mốc phát triển trong cơ thể loài cá hồi và phát triển ra ngoài giống như lông mao trên cơ thể.Sau khi các loại nấm và vi khuẩn phát triển khắp cơ thể cá hồi, chúng nhiễm độc nặng và chết, sau đó dạt vào bờ và khiến nhiều người cho rằng chúng có lông.Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác khiến một số loài cá mọc lông như động vật nhưng rõ ràng hình ảnh của các loài cá kỳ lạ này khiến mọi người ngạc nhiên, tò mò.Đồng thời, cũng làm đau đầu các nhà khoa học khi chưa tìm ra lời giải.Ở Việt Nam, Bò biển, còn gọi là cá cúi hay dugon (Dugong dugon) là một loài vật độc đáo và quý hiếm sinh sống ở các vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc cũng là một loài cá có lông.Bò biển có cơ thể hình tròn không có vây lưng. Các chi trước hoặc chân chèo có dạng mái chèo. Chúng có chiếc đuôi giống như đuôi cá heo.Da bò biển dày, sắc xám, có lớp mỡ dày bao bọc toàn thân. Bề mặt da được phủ một lớp lông ngắn thưa thớt, cho phép chúng cảm nhận môi trường xung quanh tốt hơn. Đây cũng là sinh vật thu hút sự chú ý của nhiều người.Mời quý độc giả xem video: "Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang"
Cá mọc lông hay cá hồi lông lá là một sinh vật kỳ dị, dạng cá nhưng mọc lông được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Băng Đảo.
Một người đàn ông 41 tuổi ở Mỹ đã câu được một con cá mình đầy lông lá sống ở hồ Michigan vùng Wisconsin (Mỹ). Trừ phần đầu, toàn bộ cơ thể của con cá kì dị này đều mọc lông trắng như thỏ.
Một phụ nữ trong lúc lặn biển gần Palm Beach, Florida (Mỹ) đã phát hiện hai con cá 'lông lá' đang bước đi dọc đáy biển. Theo các chuyên gia sinh vật biển, đây là loài cá ếch lông, được mệnh danh là một trong những loài cá kỳ lạ và hấp dẫn nhất đại dương. Ảnh: dailymail.co.uk.
Thực tế, bất kỳ loài động vật nào có lông sống trên mặt đất đều không có gì đáng ngạc nhiên, trừ loài cá. Một con cá có lông như thỏ hay chuột bơi lội tung tăng trong nước thực sự là một hình ảnh rất kỳ dị.
Đã có rất nhiều các nhà động vật học trên khắp thế giới tiến hành nghiên cứu về các loài cá có lông qua nhiều thập kỷ.
Có giả thuyết cho rằng, Bắc Mỹ là khu vực rất lạnh, đặc biệt khu vực hồ và sông tại đây nước thường có băng giá dẫn đến việc cá có lông để giữ cho nhiệt độ cơ thể được ổn định.
Giả thuyết khác cho rằng, do chính phủ cho rắc một số hóa chất để phục hồi lượng tảo và rêu trong các hồ nước dẫn đến việc cá mọc lông trên cơ thể.
Trên lý thuyết, cá hồi không thể mọc lông nhưng trong thực tế, nếu thực sự cá có lông thì đó không hẳn là một điều tốt.
Bởi phần lông đó không giúp chúng ấm áp hơn trong môi trường giá lạnh mà còn làm giảm tốc độ bơi của chúng, khiến chúng phải lãng phí một lượng năng lượng lớn.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, một số loài vi khuẩn và nấm mốc phát triển trong cơ thể loài cá hồi và phát triển ra ngoài giống như lông mao trên cơ thể.
Sau khi các loại nấm và vi khuẩn phát triển khắp cơ thể cá hồi, chúng nhiễm độc nặng và chết, sau đó dạt vào bờ và khiến nhiều người cho rằng chúng có lông.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác khiến một số loài cá mọc lông như động vật nhưng rõ ràng hình ảnh của các loài cá kỳ lạ này khiến mọi người ngạc nhiên, tò mò.
Đồng thời, cũng làm đau đầu các nhà khoa học khi chưa tìm ra lời giải.
Ở Việt Nam, Bò biển, còn gọi là cá cúi hay dugon (Dugong dugon) là một loài vật độc đáo và quý hiếm sinh sống ở các vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc cũng là một loài cá có lông.
Bò biển có cơ thể hình tròn không có vây lưng. Các chi trước hoặc chân chèo có dạng mái chèo. Chúng có chiếc đuôi giống như đuôi cá heo.
Da bò biển dày, sắc xám, có lớp mỡ dày bao bọc toàn thân. Bề mặt da được phủ một lớp lông ngắn thưa thớt, cho phép chúng cảm nhận môi trường xung quanh tốt hơn. Đây cũng là sinh vật thu hút sự chú ý của nhiều người.
Mời quý độc giả xem video: "Kỳ lạ loài cá có khả năng tàng hình, chỉ xuất hiện ở Nha Trang"