Dallol là một trong những nơi xa xôi nhất trên Trái đất có rất ít người sống. Thêm vào đó, Dallol là một nơi giữ kỷ lục về nhiệt độ trung bình cao nhất cho một khu vực dân cư.Nhiệt độ được ghi nhận từ năm 1960 đến năm 1966 trung bình là 41,1 độ C. Với một khu vực có khí hậu khắc nghiệt và cô quạnh như vậy, đương nhiên không có bất cứ ai muốn ở đây.Được xem là một khu vực có địa chất kì lạ, nhưng Dallol chưa được nhà nước công nhận là công viên quốc gia hay khu vực đặc biệt quan tâm của giới khoa học, nhưng vấn đề này vẫn đang được chính phủ xem xét.Từ năm 2016 đến 2018, các nhà khoa học đã triển khai một loạt nghiên cứu kỹ thuật để tìm kiếm dấu vết sự sống trong hệ thống suối địa nhiệt Dallol.Họ kết luận chính sự kết hợp giữa nồng độ cực cao của nước muối và axit trong khu vực khiến không có bất kỳ sinh vật nào sống sót nổi. Các nhà khoa học lý giải bên cạnh lý do nước tại khu vực Dallol nhiều axit và mặn, khoáng chất maggie cũng có rất nhiều trong thành phần nước.Trong điều kiện đó, bất kỳ tế bào sống nào cũng đều bị phá hủy. Nhiệt độ nước muối trong khu vực thủy nhiệt Dallol luôn vượt quá 100 độ C, và độ chua thường đạt đến độ pH âm, thấp tới -1,6.Không chỉ riêng vùng nước mà ngay cả không khí trong khu vực này cũng vô cùng đặc biệt, bởi nó chứa đầy khí độc được thải ra từ nước suối và các lỗ thở của núi lửa."Đó là địa ngục! Không chỉ khó vào mà khi vào sâu, bạn còn phải đối mặt với nhiệt độ cao và khí độc nóng rát mà người bình thường không thể chịu nổi", Felipe Gomez Gomez thuộc Trung tâm Sinh vật học Vũ trụ ở Madrid, Tây Ban Nha cho biết.Tuy rằng nơi này giống như địa ngục, nhưng phong cảnh của nó lại rất tráng lệ. Mặt đất được rải rác bởi những ngọn núi lửa, mạch nước phun, những chỗ trũng nhỏ, muối và lưu huỳnh bốc hơi.Các khoáng chất như oxit sắt bao phủ mặt đất nên mặt đất ở đây có các màu sắc hết sức đa dạng, như vàng, xanh lá cây, cam và đất son. Mạch nước phun và những ụ hình nón xuất hiện ở khắp nơi trong khu vực núi lửa.Muối được tạo ra từ eo biển tích tụ xung quanh núi lửa. Trải qua hàng ngàn năm, nước bốc hơi nhờ vào những cơn gió mà cho ra đời những ụ hình nón tuyệt đẹp như ngày nay.Việc tham quan khu vực này hiện đã an toàn và dễ dàng hơn trước đây, nhưng có lẽ do núi lửa Dallol nằm ở một khu vực xa xôi hẻo lánh nhất thế giới nên du khách vẫn còn lo ngại.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới
Dallol là một trong những nơi xa xôi nhất trên Trái đất có rất ít người sống. Thêm vào đó, Dallol là một nơi giữ kỷ lục về nhiệt độ trung bình cao nhất cho một khu vực dân cư.
Nhiệt độ được ghi nhận từ năm 1960 đến năm 1966 trung bình là 41,1 độ C. Với một khu vực có khí hậu khắc nghiệt và cô quạnh như vậy, đương nhiên không có bất cứ ai muốn ở đây.
Được xem là một khu vực có địa chất kì lạ, nhưng Dallol chưa được nhà nước công nhận là công viên quốc gia hay khu vực đặc biệt quan tâm của giới khoa học, nhưng vấn đề này vẫn đang được chính phủ xem xét.
Từ năm 2016 đến 2018, các nhà khoa học đã triển khai một loạt nghiên cứu kỹ thuật để tìm kiếm dấu vết sự sống trong hệ thống suối địa nhiệt Dallol.
Họ kết luận chính sự kết hợp giữa nồng độ cực cao của nước muối và axit trong khu vực khiến không có bất kỳ sinh vật nào sống sót nổi. Các nhà khoa học lý giải bên cạnh lý do nước tại khu vực Dallol nhiều axit và mặn, khoáng chất maggie cũng có rất nhiều trong thành phần nước.
Trong điều kiện đó, bất kỳ tế bào sống nào cũng đều bị phá hủy. Nhiệt độ nước muối trong khu vực thủy nhiệt Dallol luôn vượt quá 100 độ C, và độ chua thường đạt đến độ pH âm, thấp tới -1,6.
Không chỉ riêng vùng nước mà ngay cả không khí trong khu vực này cũng vô cùng đặc biệt, bởi nó chứa đầy khí độc được thải ra từ nước suối và các lỗ thở của núi lửa.
"Đó là địa ngục! Không chỉ khó vào mà khi vào sâu, bạn còn phải đối mặt với nhiệt độ cao và khí độc nóng rát mà người bình thường không thể chịu nổi", Felipe Gomez Gomez thuộc Trung tâm Sinh vật học Vũ trụ ở Madrid, Tây Ban Nha cho biết.
Tuy rằng nơi này giống như địa ngục, nhưng phong cảnh của nó lại rất tráng lệ. Mặt đất được rải rác bởi những ngọn núi lửa, mạch nước phun, những chỗ trũng nhỏ, muối và lưu huỳnh bốc hơi.
Các khoáng chất như oxit sắt bao phủ mặt đất nên mặt đất ở đây có các màu sắc hết sức đa dạng, như vàng, xanh lá cây, cam và đất son. Mạch nước phun và những ụ hình nón xuất hiện ở khắp nơi trong khu vực núi lửa.
Muối được tạo ra từ eo biển tích tụ xung quanh núi lửa. Trải qua hàng ngàn năm, nước bốc hơi nhờ vào những cơn gió mà cho ra đời những ụ hình nón tuyệt đẹp như ngày nay.