Các nhà khoa học từ NASA và Nhóm khảo sát Nam cực của Anh đã cứu con người khỏi thảm họa diệt vong khi phát hiện ra một phần tầng ozone ở Nam Cực bị phá hủy nghiêm trọng vào năm 1980.Tầng ozone là khu vực trong tầng bình lưu hấp thụ tia UV có hại từ mặt trời, đó chính là "kem chống nắng" tự nhiên cho Trái Đất. Khoảng thời gian đó, nồng độ ozone đã giảm tới 67%. Rất may NASA đã có ý tưởng để giải cứu nhân loại.Họ đã nhanh chóng tìm ra thủ phạm và cảnh báo về hóa chất độc hại CFC, được dùng phổ biến trong các sản phẩm như thuốc xịt, tủ lạnh. Chúng được lựa chọn sử dụng vì không độc hại trực tiếp lên con người nhưng cực kỳ độc hại với tầng ozone.Nếu lượng CFC tiếp tục không được kiểm soát thì không chỉ tầng ozone ở vùng lạnh bị ảnh hưởng mà còn ở nhiều vùng khác. Dự đoán đến năm 2020 một lỗ thủng tầng ozone tương tự sẽ hình thành ở Bắc Cực.Đến năm 2040, 70% tầng ozone có khả năng biến mất. Đến năm 2050, vùng nhiệt đới sẽ mất tầng ozone hoàn toàn. Không có tầng ozone, tia cực tím chiếu xuống bề mặt, chúng ta sẽ bị ung thư da, con người và động vật bị đục thủy tinh thể ở mắt, cây trồng cũng sẽ chết.Sau đó các nhà hoạch định chính sách đã lắng nghe giới khoa học và đã hành động. Nghị định thư Montreal được ký kết có hiệu lực vào năm 1987, làm giảm lượng CFC có hại. Đến năm 1996, CFC bị cấm hoàn toàn ở các nước phát triển.Đến nay, dữ liệu vệ tinh Now cho thấy, lỗ thủng ozone đang trong quá trình hàn gắn. Nếu chúng ta tiếp tục giữ vững nó thì có thể được chữa lành hoàn toàn vào cuối thế kỷ này. Vì vậy công lao của NASA với sự tồn vong của Trái đất là không thể bàn cãi.Bên cạnh đó, mới đây các nhà khoa học trên thế giới nhận định sẽ có một trận lụt toàn cầu mới sẽ xảy ra trong vòng một trăm năm tới. Nó phát sinh từ hiện tượng nước biển dâng cao đang gia tăng do thủy triều hoạt động tích cực, sóng gió và bão biển ngày càng tăng.Nếu nhân loại không thực hiện bất kỳ biện pháp nào, thì đến năm 2100, một phần đáng kể các lục địa sẽ bị ngập dưới nước. Đặc biệt, các khu vực ven biển sẽ bị ngập khoảng 50%.Theo thời điểm dự tính sẽ xảy ra thảm họa và kết quả phân tích tình hình, nguy cơ ngập lụt chủ yếu đe dọa các khu vực nằm ở độ cao khoảng 10 mét so với mực nước biển.Trong trường hợp xấu nhất, khoảng 287 triệu người, tương đương 4% tổng dân số thế giới, có thể bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vùng duyên hải. Tính thành tiền thì thảm họa có thể gây thiệt hại 14 nghìn tỷ USD.Sức tàn phá của thủy triều, lũ lụt và các yếu tố tự nhiên khác tăng dần theo thời gian. Mặc dù thực tế là mực nước biển trung bình tăng tương đối chậm, các nhà khoa học cũng đã nhìn thấy mối đe dọa từ thiên tai trong tương lai.Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews
Các nhà khoa học từ NASA và Nhóm khảo sát Nam cực của Anh đã cứu con người khỏi thảm họa diệt vong khi phát hiện ra một phần tầng ozone ở Nam Cực bị phá hủy nghiêm trọng vào năm 1980.
Tầng ozone là khu vực trong tầng bình lưu hấp thụ tia UV có hại từ mặt trời, đó chính là "kem chống nắng" tự nhiên cho Trái Đất. Khoảng thời gian đó, nồng độ ozone đã giảm tới 67%. Rất may NASA đã có ý tưởng để giải cứu nhân loại.
Họ đã nhanh chóng tìm ra thủ phạm và cảnh báo về hóa chất độc hại CFC, được dùng phổ biến trong các sản phẩm như thuốc xịt, tủ lạnh. Chúng được lựa chọn sử dụng vì không độc hại trực tiếp lên con người nhưng cực kỳ độc hại với tầng ozone.
Nếu lượng CFC tiếp tục không được kiểm soát thì không chỉ tầng ozone ở vùng lạnh bị ảnh hưởng mà còn ở nhiều vùng khác. Dự đoán đến năm 2020 một lỗ thủng tầng ozone tương tự sẽ hình thành ở Bắc Cực.
Đến năm 2040, 70% tầng ozone có khả năng biến mất. Đến năm 2050, vùng nhiệt đới sẽ mất tầng ozone hoàn toàn. Không có tầng ozone, tia cực tím chiếu xuống bề mặt, chúng ta sẽ bị ung thư da, con người và động vật bị đục thủy tinh thể ở mắt, cây trồng cũng sẽ chết.
Sau đó các nhà hoạch định chính sách đã lắng nghe giới khoa học và đã hành động. Nghị định thư Montreal được ký kết có hiệu lực vào năm 1987, làm giảm lượng CFC có hại. Đến năm 1996, CFC bị cấm hoàn toàn ở các nước phát triển.
Đến nay, dữ liệu vệ tinh Now cho thấy, lỗ thủng ozone đang trong quá trình hàn gắn. Nếu chúng ta tiếp tục giữ vững nó thì có thể được chữa lành hoàn toàn vào cuối thế kỷ này. Vì vậy công lao của NASA với sự tồn vong của Trái đất là không thể bàn cãi.
Bên cạnh đó, mới đây các nhà khoa học trên thế giới nhận định sẽ có một trận lụt toàn cầu mới sẽ xảy ra trong vòng một trăm năm tới. Nó phát sinh từ hiện tượng nước biển dâng cao đang gia tăng do thủy triều hoạt động tích cực, sóng gió và bão biển ngày càng tăng.
Nếu nhân loại không thực hiện bất kỳ biện pháp nào, thì đến năm 2100, một phần đáng kể các lục địa sẽ bị ngập dưới nước. Đặc biệt, các khu vực ven biển sẽ bị ngập khoảng 50%.
Theo thời điểm dự tính sẽ xảy ra thảm họa và kết quả phân tích tình hình, nguy cơ ngập lụt chủ yếu đe dọa các khu vực nằm ở độ cao khoảng 10 mét so với mực nước biển.
Trong trường hợp xấu nhất, khoảng 287 triệu người, tương đương 4% tổng dân số thế giới, có thể bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vùng duyên hải. Tính thành tiền thì thảm họa có thể gây thiệt hại 14 nghìn tỷ USD.
Sức tàn phá của thủy triều, lũ lụt và các yếu tố tự nhiên khác tăng dần theo thời gian. Mặc dù thực tế là mực nước biển trung bình tăng tương đối chậm, các nhà khoa học cũng đã nhìn thấy mối đe dọa từ thiên tai trong tương lai.