Theo ông Hoàng Tiến Long, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái, sau khi nhận có thông tin về việc phát hiện các khối đá khắc cổ nằm trong rừng phòng hộ ở thôn Háng Chua Say, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, cán bộ bảo tàng đã tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá những khối đá đó. Ảnh: TTXVN.Các khối đá khắc cổ có kích thước từ 1 - 20 m3. Chúng nằm rải rác cách nhau 7-80m. Trong số này có khối đá khắc cổ với chiều dài hơn 2m và rộng khoảng 2m. Ảnh: TTXVN.Những khối đá khắc cổ mới phát hiện có mặt phẳng hơi lồi, trên bề mặt khắc phủ kín các loại hình gồm: hình tròn lõm, hình thoi lõm, hình tròn lồi đồng tâm lớn, hình học và hình ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp trang trí xung quang rìa của khối đá. Ảnh: TTXVN.Qua quan sát sơ bộ của các chuyên gia, các hình khắc khá tỉ mỉ, công phu, uốn lượn mềm mại theo mặt lồi lõm của mặt đá, có dạng hình ruộng bậc thang. Ảnh: TTXVN.Đây là thể loại đề tài chính trên khối đá này giống như đã từng phát hiện được ở xã Lao Chải (huyện Mù Cang Chải) vào các năm: 2015, 2020 và năm 2021. Ảnh: TTXVN.Điểm khác biệt ở khối đá khắc cổ tại xã Chế Cu Nha là có chạm hình tròn đồng tâm lồi, nổi như mặt trống và hình thoi lõm. Đây là hình họa khác so với 14 khối đá cổ phát hiện từ trước đó trên địa bàn xã Lao Chải. Ảnh: TTXVN.Cán bộ chuyên môn Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho hay dưới góc độ dân tộc học, đây có thể là các vết khắc của người Mông bản địa. Ảnh: TTXVN.Có niên đại vào khoảng thế kỷ 16 - 17, đây có thể vẫn là các bản "thiết kế ruộng bậc thang” hoặc họa lại ruộng bậc thang khi chủ nhân của những thửa ruộng bậc thang cảm nhận được vẻ đẹp của công trình do chính chủ thể tạo nên. Ảnh: TTXVN.Dựa trên nghiên cứu về những khối đá cổ được tìm thấy ở Chế Cu Nha và Lao Chải trước đó, các chuyên gia cho rằng nó sẽ giúp mở ra tiềm năng nghiên cứu về những khối đá khắc cổ mới phát hiện ở Mù Cang Chải. Ảnh: TTXVN.Mời độc giả xem video: Mù Cang Chải vào top 50 địa điểm đẹp nhất thế giới. Nguồn: THĐT1.
Theo ông Hoàng Tiến Long, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái, sau khi nhận có thông tin về việc phát hiện các khối đá khắc cổ nằm trong rừng phòng hộ ở thôn Háng Chua Say, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, cán bộ bảo tàng đã tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá những khối đá đó. Ảnh: TTXVN.
Các khối đá khắc cổ có kích thước từ 1 - 20 m3. Chúng nằm rải rác cách nhau 7-80m. Trong số này có khối đá khắc cổ với chiều dài hơn 2m và rộng khoảng 2m. Ảnh: TTXVN.
Những khối đá khắc cổ mới phát hiện có mặt phẳng hơi lồi, trên bề mặt khắc phủ kín các loại hình gồm: hình tròn lõm, hình thoi lõm, hình tròn lồi đồng tâm lớn, hình học và hình ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp trang trí xung quang rìa của khối đá. Ảnh: TTXVN.
Qua quan sát sơ bộ của các chuyên gia, các hình khắc khá tỉ mỉ, công phu, uốn lượn mềm mại theo mặt lồi lõm của mặt đá, có dạng hình ruộng bậc thang. Ảnh: TTXVN.
Đây là thể loại đề tài chính trên khối đá này giống như đã từng phát hiện được ở xã Lao Chải (huyện Mù Cang Chải) vào các năm: 2015, 2020 và năm 2021. Ảnh: TTXVN.
Điểm khác biệt ở khối đá khắc cổ tại xã Chế Cu Nha là có chạm hình tròn đồng tâm lồi, nổi như mặt trống và hình thoi lõm. Đây là hình họa khác so với 14 khối đá cổ phát hiện từ trước đó trên địa bàn xã Lao Chải. Ảnh: TTXVN.
Cán bộ chuyên môn Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho hay dưới góc độ dân tộc học, đây có thể là các vết khắc của người Mông bản địa. Ảnh: TTXVN.
Có niên đại vào khoảng thế kỷ 16 - 17, đây có thể vẫn là các bản "thiết kế ruộng bậc thang” hoặc họa lại ruộng bậc thang khi chủ nhân của những thửa ruộng bậc thang cảm nhận được vẻ đẹp của công trình do chính chủ thể tạo nên. Ảnh: TTXVN.
Dựa trên nghiên cứu về những khối đá cổ được tìm thấy ở Chế Cu Nha và Lao Chải trước đó, các chuyên gia cho rằng nó sẽ giúp mở ra tiềm năng nghiên cứu về những khối đá khắc cổ mới phát hiện ở Mù Cang Chải. Ảnh: TTXVN.
Mời độc giả xem video: Mù Cang Chải vào top 50 địa điểm đẹp nhất thế giới. Nguồn: THĐT1.