Theo ông Nguyễn Xuân Nam, vào cuối năm 2023, khi làm việc tại Lào, ông đã mua một con khỉ vàng từ một người dân bán ven đường. Con khỉ này bị thương ở tay, và ông Nam đã mang về chăm sóc, mong chờ nó phục hồi sức khỏe trước khi thả về tự nhiên. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)Tại thời điểm được tiếp nhận, con khỉ có trọng lượng khoảng 2 kg và tình trạng sức khỏe ổn định. Đây là một sự kiện quan trọng trong việc bảo vệ và phục hồi các loài động vật hoang dã quý hiếm tại Vườn Quốc gia Vũ Quang. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)Khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulatta) là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)Theo các chuyên gia, khỉ vàng sống theo đàn. Mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể, trong đó có một cá thể đực đầu đàn. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp.Loài khỉ này hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)Thức ăn chủ yếu của khỉ vàng là quả, hạt, lá cây... Khỉ vàng phân bố ở nhiều khu vực rừng núi ở các tỉnh thành tại Việt Nam.Trong đó, đảo Rều ở Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh còn được gọi là “Hoa quả sơn” đối với khỉ vàng. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)Nguyên do là bởi trên đảo Rều có trại chăn nuôi động vật thí nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và Sinh phẩm y tế (Polyvac), Bộ Y tế. (Ảnh: VOV)Hàng ngàn con khỉ vàng ở trên đảo Rều được chăm sóc để phục vụ nghiên cứu và sản xuất vắc xin. (Ảnh: VOV)Mời quý độc giả xem thêm video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.
Theo ông Nguyễn Xuân Nam, vào cuối năm 2023, khi làm việc tại Lào, ông đã mua một con khỉ vàng từ một người dân bán ven đường. Con khỉ này bị thương ở tay, và ông Nam đã mang về chăm sóc, mong chờ nó phục hồi sức khỏe trước khi thả về tự nhiên. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Tại thời điểm được tiếp nhận, con khỉ có trọng lượng khoảng 2 kg và tình trạng sức khỏe ổn định. Đây là một sự kiện quan trọng trong việc bảo vệ và phục hồi các loài động vật hoang dã quý hiếm tại Vườn Quốc gia Vũ Quang. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Khỉ vàng (tên khoa học là Macaca Mulatta) là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)
Theo các chuyên gia, khỉ vàng sống theo đàn. Mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể, trong đó có một cá thể đực đầu đàn. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)
Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp.
Loài khỉ này hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)
Thức ăn chủ yếu của khỉ vàng là quả, hạt, lá cây... Khỉ vàng phân bố ở nhiều khu vực rừng núi ở các tỉnh thành tại Việt Nam.
Trong đó, đảo Rều ở Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh còn được gọi là “Hoa quả sơn” đối với khỉ vàng. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)
Nguyên do là bởi trên đảo Rều có trại chăn nuôi động vật thí nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và Sinh phẩm y tế (Polyvac), Bộ Y tế. (Ảnh: VOV)
Hàng ngàn con khỉ vàng ở trên đảo Rều được chăm sóc để phục vụ nghiên cứu và sản xuất vắc xin. (Ảnh: VOV)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài thú quý hiếm bỗng tái xuất ở Việt Nam sau 30 năm mất tích.