Nhện lang thang Brazil. Giống như hầu hết các loại nhện, nhện lang thang cũng có 8 mắt. Trong đó, hai cặp mắt được đặt ở vị trí trung tâm. Cặp mắt chính của loài động vật này có tầm nhìn sắc nét cùng với võng mạc có thể di chuyển sau thấu kính cố định, giúp nhện theo dõi con mồi. Trong khi đó, hai mắt phụ cung cấp trường nhìn rộng hơn. (Ảnh: Joao Burini/naturepl.com)Ếch cây mắt đỏ. Đôi mắt của ếch cây như một biện pháp phòng thủ để xua đuổi những kẻ săn mồi tiềm tàng. Đó là bởi vì ánh mắt đỏ rực và lồi ra của nó có thể làm lóa mắt kẻ săn mồi, khiến những kẻ tấn công này “giật mình” đủ lâu để con ếch có thời gian nhảy đi nơi khác. (Ảnh: Ingo Arndt/naturepl.com).Tôm bọ ngựa Peacock (Tôm tít công). Loài sinh vật này có đôi mắt rất đặc biệt, khá to và có cấu trúc khá phức tạp. Mắt chúng có cơ quan cảm thụ ánh sáng chứa đến 16 tế bào cảm thụ, giúp chúng có thể phân biệt được nhiều màu sắc. (Ảnh: Shane Gross/naturepl.com).Đặc biệt, tôm bọ ngựa có thể nhìn thấy ánh sáng phân cực, cũng như tia cực tím và tia hồng ngoại. Đôi mắt tuyệt đẹp của loài này cũng hoạt động độc lập, xoay theo các hướng khác nhau cùng một lúc. (Ảnh: Twofishdivers).Ốc xà cừ (conch) ở Philippine. Động vật thân mềm ăn cỏ này có đôi mắt to với tầm nhìn tuyệt vời. Alison Irwin từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên cho biết: “Tầm nhìn của ốc xà cừ ngang với tầm nhìn của ong thợ”. (Ảnh: David Fleetham/naturepl.com).Mắt ốc xà cừ giúp tăng cường trường nhìn và võng mạc của chúng chứa 6 loại tế bào khác nhau. Đôi mắt cũng giúp con vật này phản ứng nhanh với mối đe dọa dù là nhỏ nhất. Kỳ lạ hơn cả, các nhà khoa học đã thử cắt bỏ mắt của ốc xà cừ và đúng 14 ngày sau, nó mọc ra đôi mắt mới.Cá ghita đốm (Banded guitarfish) ở Mexico. Loài cá này có thể nhìn thấy màu sắc. Việc che khuất đồng tử khiến cá khó phát hiện hơn, trong khi mống mắt óng ánh hoạt động như một tấm gương, giúp tia sáng hòa hợp hoàn toàn với môi trường xung quanh. (Ảnh: Andy Murch/naturepl.com).Sò hồng có gai ở Canada. Sò điệp màu hồng có gai có hàng trăm mắt nhỏ nằm dọc theo mép của hai chiếc vỏ. Mỗi mắt chứa một đồng tử, một thấu kính, hai võng mạc, và một “gương cầu lõm” làm bằng tinh thể guanin. (Ảnh: Shane Gross/naturepl.com).Tuy nhiên, tầm nhìn của sò lại tệ hại. Nó không thể nhận ra các vật thể, nhưng ít nhất nó có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối. Một số con sò cũng phát hiện được kích thước và tốc độ của các hạt di chuyển qua chúng trong nước. Sò điệp là loài ăn lọc, cho phép chúng quan sát nước để kiếm ăn. (Ảnh: ecology.wa).Tắc kè hoa Panther. Đôi mắt của tắc kè hoa đầy màu sắc nằm trong tháp đôi hình nón ở hai bên đầu. Mí trên và mí dưới được nối với nhau, chỉ hở một lỗ kim nhỏ để ánh sáng lọt vào. Nó có thể xoay con ngươi và tập trung quan sát hai đối tượng khác nhau cùng một lúc. (Ảnh: Christian Ziegler/Minden/naturepl.com).So với các loài bò sát khác, tầm nhìn của chúng đặc biệt nhạy bén. Những con tắc kè hoa Panther này có thể phát hiện ra côn trùng nhỏ từ xa cách chúng tới 10 mét. (Ảnh: madamagazine).Mời quý độc giả xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất || Những Điều Kỳ Thú. Nguồn: Yan News.
Nhện lang thang Brazil. Giống như hầu hết các loại nhện, nhện lang thang cũng có 8 mắt. Trong đó, hai cặp mắt được đặt ở vị trí trung tâm. Cặp mắt chính của loài động vật này có tầm nhìn sắc nét cùng với võng mạc có thể di chuyển sau thấu kính cố định, giúp nhện theo dõi con mồi. Trong khi đó, hai mắt phụ cung cấp trường nhìn rộng hơn. (Ảnh: Joao Burini/naturepl.com)
Ếch cây mắt đỏ. Đôi mắt của ếch cây như một biện pháp phòng thủ để xua đuổi những kẻ săn mồi tiềm tàng. Đó là bởi vì ánh mắt đỏ rực và lồi ra của nó có thể làm lóa mắt kẻ săn mồi, khiến những kẻ tấn công này “giật mình” đủ lâu để con ếch có thời gian nhảy đi nơi khác. (Ảnh: Ingo Arndt/naturepl.com).
Tôm bọ ngựa Peacock (Tôm tít công). Loài sinh vật này có đôi mắt rất đặc biệt, khá to và có cấu trúc khá phức tạp. Mắt chúng có cơ quan cảm thụ ánh sáng chứa đến 16 tế bào cảm thụ, giúp chúng có thể phân biệt được nhiều màu sắc. (Ảnh: Shane Gross/naturepl.com).
Đặc biệt, tôm bọ ngựa có thể nhìn thấy ánh sáng phân cực, cũng như tia cực tím và tia hồng ngoại. Đôi mắt tuyệt đẹp của loài này cũng hoạt động độc lập, xoay theo các hướng khác nhau cùng một lúc. (Ảnh: Twofishdivers).
Ốc xà cừ (conch) ở Philippine. Động vật thân mềm ăn cỏ này có đôi mắt to với tầm nhìn tuyệt vời. Alison Irwin từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên cho biết: “Tầm nhìn của ốc xà cừ ngang với tầm nhìn của ong thợ”. (Ảnh: David Fleetham/naturepl.com).
Mắt ốc xà cừ giúp tăng cường trường nhìn và võng mạc của chúng chứa 6 loại tế bào khác nhau. Đôi mắt cũng giúp con vật này phản ứng nhanh với mối đe dọa dù là nhỏ nhất. Kỳ lạ hơn cả, các nhà khoa học đã thử cắt bỏ mắt của ốc xà cừ và đúng 14 ngày sau, nó mọc ra đôi mắt mới.
Cá ghita đốm (Banded guitarfish) ở Mexico. Loài cá này có thể nhìn thấy màu sắc. Việc che khuất đồng tử khiến cá khó phát hiện hơn, trong khi mống mắt óng ánh hoạt động như một tấm gương, giúp tia sáng hòa hợp hoàn toàn với môi trường xung quanh. (Ảnh: Andy Murch/naturepl.com).
Sò hồng có gai ở Canada. Sò điệp màu hồng có gai có hàng trăm mắt nhỏ nằm dọc theo mép của hai chiếc vỏ. Mỗi mắt chứa một đồng tử, một thấu kính, hai võng mạc, và một “gương cầu lõm” làm bằng tinh thể guanin. (Ảnh: Shane Gross/naturepl.com).
Tuy nhiên, tầm nhìn của sò lại tệ hại. Nó không thể nhận ra các vật thể, nhưng ít nhất nó có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối. Một số con sò cũng phát hiện được kích thước và tốc độ của các hạt di chuyển qua chúng trong nước. Sò điệp là loài ăn lọc, cho phép chúng quan sát nước để kiếm ăn. (Ảnh: ecology.wa).
Tắc kè hoa Panther. Đôi mắt của tắc kè hoa đầy màu sắc nằm trong tháp đôi hình nón ở hai bên đầu. Mí trên và mí dưới được nối với nhau, chỉ hở một lỗ kim nhỏ để ánh sáng lọt vào. Nó có thể xoay con ngươi và tập trung quan sát hai đối tượng khác nhau cùng một lúc. (Ảnh: Christian Ziegler/Minden/naturepl.com).
So với các loài bò sát khác, tầm nhìn của chúng đặc biệt nhạy bén. Những con tắc kè hoa Panther này có thể phát hiện ra côn trùng nhỏ từ xa cách chúng tới 10 mét. (Ảnh: madamagazine).