Đây là những vỏ ốc nước ngọt hóa thạch được tìm thấy ở vùng trũng Na Dương (Lộc Bình, Lạng Sơn), hiện vật của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Na Dương là vùng lộ thiên trầm tích Đệ tam cách đây khoảng 33 triệu năm, chứa đựng di tích hóa thạch phong phú nhất ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.Về động vật, hóa thạch tìm được ở Na Dương rất phong phú bao gồm động vật thân mềm, động vật có xương sống như cá, rùa, cá sấu và đặc biệt là hóa thạch động vật có vú (anthracotheres, tê giác, linh trưởng)… Ảnh: Hóa thạch hàm cá sấu Gharial (Gavialis gangeticus) tìm thấy ở Na Dương.Nhiều loài và chi đã được đặt tên địa phương như: ốc nước ngọt Bacbotricula, trai nước ngọt (5 loài), cá (9 loài), rùa (5–6 loài), cá sấu (3 loài, trong đó có loài Orientalosuchus naduongensis)... Ảnh: Hóa thạch trai nước ngọt tìm thấy ở Na Dương....“Quái thú than” Anthracotheres, đặc biệt là tê giác Epiaceratherium naduongense và linh trưởng mũi cong Anthradapis vietnamensis. Ảnh: Hóa thạch hàm thú than Bakalovia orientalis tìm thấy ở Na Dương..Về thực vật, đã tìm thấy hóa thạch các loài thực vật giàu chất nhựa phát triển ở những vùng khí hậu ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới, nhiệt đới nóng ẩm. Ảnh: Hóa thạch dương xỉ cổ thân mộc Na Dương.Cụ thể, đó là các loài cây thuộc họ Cử, họ Sồi, long não, dâu tằm, thị, đa… và một số loài thực vật bậc thấp thuộc ngành dương xỉ. Ảnh: Hóa thạch dương xỉ cổ thân mộc Na Dương.Từ các phát hiện này, các nhà khoa học đã phác họa một bức tranh toàn cảnh về hệ sinh thái của vùng trũng Na Dương khoảng 33 triệu năm trước. Ảnh: Hóa thạch rùa Na Dương (chi Banhxeochelys).Vào thời điểm đó, cảnh quan ở vùng Na Dương từng là đầm lầy và hồ nước ngọt. Nơi đây phát triển những khu rừng rậm rạp, có nhiều thân cây cao tới hàng chục mét. Ảnh: Hóa thạch ốc nước ngọt tìm thấy ở Na Dương.Dưới khu rừng trù phú này tồn tại một thế giới động vật phong phú, bao gồm các loài bò sát như rùa, cá sấu và các loài động vật lớn như thú than, tê giác… Ảnh: Hóa thạch hàm cá sấu Gharial (Gavialis gangeticus) tìm thấy ở Na Dương..Nhưng khoảng 10 triệu năm sau (23 triệu năm trước), khu vực này bị ngập cục bộ, dần trở thành một hồ nước sâu. Động vật sống trên cạn hoặc trong môi trường sống đầm lầy đều bị tuyệt chủng. Ảnh: Hóa thạch rùa Na Dương (chi Banhxeochelys)..Có thể nói, sự phong phú về hóa thạch khiến Na Dương có tiềm năng trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên cổ sinh vật học Đệ tam với những di sản cổ sinh vật độc đáo, có giá trị về khoa học, giáo dục và du lịch. Ảnh: Hóa thạch trai nước ngọt tìm thấy ở Na Dương..Các ấn phẩm khoa học quốc tế đánh giá, vùng trũng Na Dương là “một cánh cửa đặc biệt nhìn vào các hệ sinh thái Eocene từ Đông Nam Á”, “chìa khóa để hiểu về quá trình tiến hóa lưu vực Paleogene”... Ảnh: Hóa thạch ốc nước ngọt tìm thấy ở Na Dương.
Đây là những vỏ ốc nước ngọt hóa thạch được tìm thấy ở vùng trũng Na Dương (Lộc Bình, Lạng Sơn), hiện vật của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Na Dương là vùng lộ thiên trầm tích Đệ tam cách đây khoảng 33 triệu năm, chứa đựng di tích hóa thạch phong phú nhất ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Về động vật, hóa thạch tìm được ở Na Dương rất phong phú bao gồm động vật thân mềm, động vật có xương sống như cá, rùa, cá sấu và đặc biệt là hóa thạch động vật có vú (anthracotheres, tê giác, linh trưởng)… Ảnh: Hóa thạch hàm cá sấu Gharial (Gavialis gangeticus) tìm thấy ở Na Dương.
Nhiều loài và chi đã được đặt tên địa phương như: ốc nước ngọt Bacbotricula, trai nước ngọt (5 loài), cá (9 loài), rùa (5–6 loài), cá sấu (3 loài, trong đó có loài Orientalosuchus naduongensis)... Ảnh: Hóa thạch trai nước ngọt tìm thấy ở Na Dương.
...“Quái thú than” Anthracotheres, đặc biệt là tê giác Epiaceratherium naduongense và linh trưởng mũi cong Anthradapis vietnamensis. Ảnh: Hóa thạch hàm thú than Bakalovia orientalis tìm thấy ở Na Dương..
Về thực vật, đã tìm thấy hóa thạch các loài thực vật giàu chất nhựa phát triển ở những vùng khí hậu ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới, nhiệt đới nóng ẩm. Ảnh: Hóa thạch dương xỉ cổ thân mộc Na Dương.
Cụ thể, đó là các loài cây thuộc họ Cử, họ Sồi, long não, dâu tằm, thị, đa… và một số loài thực vật bậc thấp thuộc ngành dương xỉ. Ảnh: Hóa thạch dương xỉ cổ thân mộc Na Dương.
Từ các phát hiện này, các nhà khoa học đã phác họa một bức tranh toàn cảnh về hệ sinh thái của vùng trũng Na Dương khoảng 33 triệu năm trước. Ảnh: Hóa thạch rùa Na Dương (chi Banhxeochelys).
Vào thời điểm đó, cảnh quan ở vùng Na Dương từng là đầm lầy và hồ nước ngọt. Nơi đây phát triển những khu rừng rậm rạp, có nhiều thân cây cao tới hàng chục mét. Ảnh: Hóa thạch ốc nước ngọt tìm thấy ở Na Dương.
Dưới khu rừng trù phú này tồn tại một thế giới động vật phong phú, bao gồm các loài bò sát như rùa, cá sấu và các loài động vật lớn như thú than, tê giác… Ảnh: Hóa thạch hàm cá sấu Gharial (Gavialis gangeticus) tìm thấy ở Na Dương..
Nhưng khoảng 10 triệu năm sau (23 triệu năm trước), khu vực này bị ngập cục bộ, dần trở thành một hồ nước sâu. Động vật sống trên cạn hoặc trong môi trường sống đầm lầy đều bị tuyệt chủng. Ảnh: Hóa thạch rùa Na Dương (chi Banhxeochelys)..
Có thể nói, sự phong phú về hóa thạch khiến Na Dương có tiềm năng trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên cổ sinh vật học Đệ tam với những di sản cổ sinh vật độc đáo, có giá trị về khoa học, giáo dục và du lịch. Ảnh: Hóa thạch trai nước ngọt tìm thấy ở Na Dương..
Các ấn phẩm khoa học quốc tế đánh giá, vùng trũng Na Dương là “một cánh cửa đặc biệt nhìn vào các hệ sinh thái Eocene từ Đông Nam Á”, “chìa khóa để hiểu về quá trình tiến hóa lưu vực Paleogene”... Ảnh: Hóa thạch ốc nước ngọt tìm thấy ở Na Dương.