WASP-76b là một hành tinh khóa thủy triều với ngôi sao mẹ BD+01 316. Điều đó tức là một mặt của hành tinh lúc nào cũng đối mặt với ngôi sao trên, khiến cho nhiệt độ lên tới 2.500 độ C, đủ để làm bay hơi sắt. Trong khi "mặt ban ngày" đối diện với ngôi sao mẹ nóng như hỏa ngục thì "mặt ban đêm" vĩnh viễn chìm trong bóng tối, mặc dù giảm nhiệt hơn nhưng cũng ở mức ít nhất 1.000 độ C. Điều đó khiến cho hành tinh này trải qua những cơn mưa sắt nóng chảy vô cùng kinh hoàng.
Từ không gian, HD 189733 b có vẻ là một thế giới yên bình và xinh đẹp, giống như một khối cẩm thạch xanh bằng kính khổng lồ. Tuy nhiên, ngoại hành tinh được phát hiện vào năm 2005 bởi Đài quan sát tia X Chandra của NASA và kính thiên văn tia X của XMM Newton của ESA, đã trải qua những trận gió lên tới 9.000 km/h. Những trận gió siêu thanh này đã gây ra những trận mưa thủy tinh rơi theo hình vòng cung xuống mặt đất thay vì rơi xuống thẳng đứng.
Gliese 1132 b có nhiều điểm chung với Trái Đất khi bán kính và khối lượng của nó chỉ lớn hơn hành tinh của chúng ta một chút. Thậm chí, tuổi của nó - 4,5 tỷ năm - cũng tương tự với Trái Đất. Tuy nhiên, hành tinh này có một điểm hoàn toàn khác biệt, đó là nó quay quanh ngôi sao lùn đỏ của nó gần hơn nhiều, hoàn thành quỹ đạo chỉ trong 1,6 ngày Trái Đất. Việc này khiến Gliese 1132 có nhiệt độ bề mặt cao hơn nhiều hành tinh của chúng ta, khoảng 137 độ C.
Kepler-10b được phát hiện vào năm 2011 bởi kính thiên văn Kepler và khóa thủy triều với ngôi sao chủ của nó, do đó cũng xảy ra hiện tương mưa sắt lỏng. Bề mặt của hành tinh này được bao phủ bởi lớp nham thạch nóng hơn nhiều so với nham thạch trên Trái Đất.
Upsilon Andromeda b là một ngoại hành tinh khác cũng bị khóa thủy triều với ngôi sao chủ và hoàn thành quỹ đạo chỉ chưa tới 5 ngày. Điều khiến cho hành tinh này trở thành một thế giới khắc nghiệt là sự khác biệt lớn giữa ngày và đêm. Trong khi nhiệt độ ban ngày lên đến 1.600 độ C thì nhiệt độ ban đêm giảm xuống chỉ còn âm 20 độ C.
Trong các phát hiện về ngoại hành tinh, HR 5183 b - "siêu sao Mộc" lớn hơn hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta 3 lần, có những đặc điểm vô cùng độc đáo. Trong khi hầu hết hành tinh có quỹ đạo hình tròn thì hành tinh khí khổng lồ này quay theo quỹ đạo hình quả trứng quanh ngôi sao mẹ HR 5183.
Các nhà thiên văn học tin rằng Dải Ngân hà có thể là nơi tập hợp những "đứa con mồ côi" trong vũ trụ - những ngoại hành tinh tách khỏi các ngôi sao mẹ và lang thang đơn độc trong các thiên hà. Những hành tinh này được cho là từng hình thành theo các cách thức truyền thống quanh các ngôi sao nhưng sau đó bị trôi dạt ra bởi những tương tác hấp dẫn với những hành tinh khác. Do các ngoại hành tinh thường được phát hiện qua tác động của chúng lên các ngôi sao chủ nên điều đó khiến cho các hành tinh "vô gia cư" gần như không thể phát hiện được. Điều này đặc biệt đúng khi chúng là những hành tinh đá có kích cỡ giống Trái Đất. Việc đó khiến ngoại hành tinh OGLE-2016-BLG-1928 lang thang trong Dải Ngân hà được phát hiện trở nên đặc biệt tới vậy.
Thoạt nhìn, hệ sao TOI-178 trông không có gì khác biệt nhưng khi quan sát kỹ hơn, các nhà khoa học thấy rằng 5 hành tinh bên ngoài tồn tại theo mô hình cộng hưởng 18:9:6:4:3. Chuỗi cộng hưởng phức tạp này cho thấy một hệ sao có thể vẫn bị ảnh hưởng bởi những tương tác hấp dẫn hoặc va chạm với các hệ sao khác trong quá trình hình thành. Điều đó tức là hệ sao trên có thể đóng vai trò quan trọng để nghiên cứu về việc các hệ sao đã hình thành và tiến hóa như thế nào.
55 Cancri e có kích cỡ gấp 2 lần Trái Đất nhưng nặng hơn gần 9 lần khiến các nhà thiên văn học cho rằng Siêu Trái Đất có thể là một hành tinh kim cương. Giá trị của 55 Cancri e ước tính gấp toàn bộ GDP của Trái Đất khoảng 384 triệu tỷ lần.
Các ngoại hành tinh dữ dội nhất có lẽ không hình thành quanh các ngôi sao mà thay vào đó quay quanh các hố đen siêu nặng. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy những hành tinh quay quanh hố đen thực sự tồn tại nhưng mô hình nghiên cứu gần đây cho thấy, trong những điều kiện nhất định, sự hình thành hành tinh có thể xảy ra ở những khu vực như vậy. Nếu quá trình này xảy ra, các hành tinh quay quanh hố đen (blanet) sẽ hình cách xa hố đen hơn nhiều so với hầu hết hành tinh quay quanh ngôi sao chủ của chúng. Ở khoảng cách như vậy, các blanet có thể mất tới 1 triệu năm để quay hết một vòng quanh hố đen./.
WASP-76b là một
hành tinh khóa thủy triều với ngôi sao mẹ BD+01 316. Điều đó tức là một mặt của hành tinh lúc nào cũng đối mặt với ngôi sao trên, khiến cho nhiệt độ lên tới 2.500 độ C, đủ để làm bay hơi sắt. Trong khi "mặt ban ngày" đối diện với ngôi sao mẹ nóng như hỏa ngục thì "mặt ban đêm" vĩnh viễn chìm trong bóng tối, mặc dù giảm nhiệt hơn nhưng cũng ở mức ít nhất 1.000 độ C. Điều đó khiến cho hành tinh này trải qua những cơn mưa sắt nóng chảy vô cùng kinh hoàng.
Từ không gian, HD 189733 b có vẻ là một thế giới yên bình và xinh đẹp, giống như một khối cẩm thạch xanh bằng kính khổng lồ. Tuy nhiên, ngoại hành tinh được phát hiện vào năm 2005 bởi Đài quan sát tia X Chandra của NASA và kính thiên văn tia X của XMM Newton của ESA, đã trải qua những trận gió lên tới 9.000 km/h. Những trận gió siêu thanh này đã gây ra những trận mưa thủy tinh rơi theo hình vòng cung xuống mặt đất thay vì rơi xuống thẳng đứng.
Gliese 1132 b có nhiều điểm chung với Trái Đất khi bán kính và khối lượng của nó chỉ lớn hơn hành tinh của chúng ta một chút. Thậm chí, tuổi của nó - 4,5 tỷ năm - cũng tương tự với Trái Đất. Tuy nhiên, hành tinh này có một điểm hoàn toàn khác biệt, đó là nó quay quanh ngôi sao lùn đỏ của nó gần hơn nhiều, hoàn thành quỹ đạo chỉ trong 1,6 ngày Trái Đất. Việc này khiến Gliese 1132 có nhiệt độ bề mặt cao hơn nhiều hành tinh của chúng ta, khoảng 137 độ C.
Kepler-10b được phát hiện vào năm 2011 bởi kính thiên văn Kepler và khóa thủy triều với ngôi sao chủ của nó, do đó cũng xảy ra hiện tương mưa sắt lỏng.
Bề mặt của hành tinh này được bao phủ bởi lớp nham thạch nóng hơn nhiều so với nham thạch trên Trái Đất.
Upsilon Andromeda b là một
ngoại hành tinh khác cũng bị khóa thủy triều với ngôi sao chủ và hoàn thành quỹ đạo chỉ chưa tới 5 ngày. Điều khiến cho hành tinh này trở thành một thế giới khắc nghiệt là sự khác biệt lớn giữa ngày và đêm. Trong khi nhiệt độ ban ngày lên đến 1.600 độ C thì nhiệt độ ban đêm giảm xuống chỉ còn âm 20 độ C.
Trong các phát hiện về ngoại hành tinh, HR 5183 b - "siêu sao Mộc" lớn hơn hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta 3 lần, có những đặc điểm vô cùng độc đáo. Trong khi hầu hết hành tinh có quỹ đạo hình tròn thì hành tinh khí khổng lồ này quay theo quỹ đạo hình quả trứng quanh ngôi sao mẹ HR 5183.
Các nhà thiên văn học tin rằng Dải Ngân hà có thể là nơi tập hợp những "đứa con mồ côi" trong vũ trụ - những ngoại hành tinh tách khỏi các ngôi sao mẹ và lang thang đơn độc trong các thiên hà. Những hành tinh này được cho là từng hình thành theo các cách thức truyền thống quanh các ngôi sao nhưng sau đó bị trôi dạt ra bởi những tương tác hấp dẫn với những hành tinh khác. Do các ngoại hành tinh thường được phát hiện qua tác động của chúng lên các ngôi sao chủ nên điều đó khiến cho các hành tinh "vô gia cư" gần như không thể phát hiện được. Điều này đặc biệt đúng khi chúng là những hành tinh đá có kích cỡ giống Trái Đất. Việc đó khiến ngoại hành tinh OGLE-2016-BLG-1928 lang thang trong Dải Ngân hà được phát hiện trở nên đặc biệt tới vậy.
Thoạt nhìn, hệ sao TOI-178 trông không có gì khác biệt nhưng khi quan sát kỹ hơn, các nhà khoa học thấy rằng 5 hành tinh bên ngoài tồn tại theo mô hình cộng hưởng 18:9:6:4:3. Chuỗi cộng hưởng phức tạp này cho thấy một hệ sao có thể vẫn bị ảnh hưởng bởi những tương tác hấp dẫn hoặc va chạm với các hệ sao khác trong quá trình hình thành. Điều đó tức là hệ sao trên có thể đóng vai trò quan trọng để nghiên cứu về việc các hệ sao đã hình thành và tiến hóa như thế nào.
55 Cancri e có kích cỡ gấp 2 lần Trái Đất nhưng nặng hơn gần 9 lần khiến các nhà thiên văn học cho rằng Siêu Trái Đất có thể là một hành tinh kim cương. Giá trị của 55 Cancri e ước tính gấp toàn bộ GDP của Trái Đất khoảng 384 triệu tỷ lần.
Các ngoại hành tinh dữ dội nhất có lẽ không hình thành quanh các ngôi sao mà thay vào đó quay quanh các hố đen siêu nặng. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy những hành tinh quay quanh hố đen thực sự tồn tại nhưng mô hình nghiên cứu gần đây cho thấy, trong những điều kiện nhất định, sự hình thành hành tinh có thể xảy ra ở những khu vực như vậy. Nếu quá trình này xảy ra, các hành tinh quay quanh hố đen (blanet) sẽ hình cách xa hố đen hơn nhiều so với hầu hết hành tinh quay quanh ngôi sao chủ của chúng. Ở khoảng cách như vậy, các blanet có thể mất tới 1 triệu năm để quay hết một vòng quanh hố đen./.