Các nhà khảo cổ đã phát hiện một ngôi mộ khoảng 2.000 tuổi của người La Mã ở Sagalassos, phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ngôi mộ có niên đại vào khoảng năm 100 - 150 sau Công nguyên.Bên trong ngôi mộ có 41 chiếc đinh cong và xoắn cùng với 24 viên gạch. Một lớp vôi vữa cũng được phát hiện trong mộ cổ này.Từ những dấu vết còn sót lại, các chuyên gia nhận định người được chôn cất trong ngôi mộ cổ này là một nam giới trưởng thành. Sau khi qua đời, thi hài người đàn ông được hỏa táng và chôn cất ngay tại khu mộ.Cách chôn cất này không phổ biến ở thời La Mã. Theo nhà nghiên cứu Johan Claeys, cách thức mai táng này có thể được người La Mã thực hiện để ngăn linh hồn người chết "đội mồ sống lại" quấy nhiễu cuộc sống của những người còn sống.Sở dĩ người La Mã chôn cất một số người theo cách này có thể là vì khi còn sống, người quá cố mắc một căn bệnh nguy hiểm nào đó như bệnh truyền nhiễm hoặc có chấn thương tâm lý.Vậy nên, người thân của người quá cố có thể đã hỏa táng người đàn ông này và đặt hàng chục chiếc đinh "ma thuật" trong mộ như một cách ngăn linh hồn quay trở lại dương thế, phá hoại cuộc sống của người thân trong gia đình và cộng đồng.Sagalassos là một địa điểm khảo cổ nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nơi sinh sống của con người từ thế kỷ 5 trước Công nguyên đến thế kỷ 13.Trong những năm qua, các nhà khảo cổ đã tiến hành nhiều cuộc khai quật tại Sagalassos và phát hiện nhiều kiến trúc thời La Mã như nhà hát, nhà ở, nhà tắm, mộ cổ...Những phát hiện tại địa điểm khảo cổ Sagalassos giúp các chuyên gia giải mã những bí mật về cuộc sống của người dân La Mã thời xưa.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện một ngôi mộ khoảng 2.000 tuổi của người La Mã ở Sagalassos, phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ngôi mộ có niên đại vào khoảng năm 100 - 150 sau Công nguyên.
Bên trong ngôi mộ có 41 chiếc đinh cong và xoắn cùng với 24 viên gạch. Một lớp vôi vữa cũng được phát hiện trong mộ cổ này.
Từ những dấu vết còn sót lại, các chuyên gia nhận định người được chôn cất trong ngôi mộ cổ này là một nam giới trưởng thành. Sau khi qua đời, thi hài người đàn ông được hỏa táng và chôn cất ngay tại khu mộ.
Cách chôn cất này không phổ biến ở thời La Mã. Theo nhà nghiên cứu Johan Claeys, cách thức mai táng này có thể được người La Mã thực hiện để ngăn linh hồn người chết "đội mồ sống lại" quấy nhiễu cuộc sống của những người còn sống.
Sở dĩ người La Mã chôn cất một số người theo cách này có thể là vì khi còn sống, người quá cố mắc một căn bệnh nguy hiểm nào đó như bệnh truyền nhiễm hoặc có chấn thương tâm lý.
Vậy nên, người thân của người quá cố có thể đã hỏa táng người đàn ông này và đặt hàng chục chiếc đinh "ma thuật" trong mộ như một cách ngăn linh hồn quay trở lại dương thế, phá hoại cuộc sống của người thân trong gia đình và cộng đồng.
Sagalassos là một địa điểm khảo cổ nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nơi sinh sống của con người từ thế kỷ 5 trước Công nguyên đến thế kỷ 13.
Trong những năm qua, các nhà khảo cổ đã tiến hành nhiều cuộc khai quật tại Sagalassos và phát hiện nhiều kiến trúc thời La Mã như nhà hát, nhà ở, nhà tắm, mộ cổ...
Những phát hiện tại địa điểm khảo cổ Sagalassos giúp các chuyên gia giải mã những bí mật về cuộc sống của người dân La Mã thời xưa.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.