Tài khoản YouTube có tên Nikolay Tanev đã đăng tải video khám phá khu chợ linh kiện iPhone tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Tại đây, anh đã mua cho mình chiếc iPhone X được tạo ra từ nhiều linh kiện khác nhau với số tiền hơn 500 USD.Đầu tiên, Nikolay Tanev đến khu chợ để chọn mua mainboard với phiên bản 64 GB dung lượng bộ nhớ trong và cảm biến Face ID. Đây là những linh kiện đắt nhất khi chúng có giá 280 USD.Tiếp đến là mặt lưng của máy. Có thể đây là phần lưng của một chiếc máy khác nên nó có đủ cả pin, camera và nhiều linh kiện khác. Một số mặt lưng khác sẽ không có pin. Phần lưng này có giá 100 USD.Tanev cũng tìm được các loại ốc vít, khe SIM và một viên pin mới ở cửa hàng khác gần đó.Cuối cùng là màn hình OLED. Linh kiện này có giá 130 USD. Người mua có thể kiểm tra nhanh chất lượng khi chọn.Với số tiền hơn 500 USD, đây là tất cả linh kiện cần có để làm ra một chiếc iPhone X hàng dựng.Không cần phải sử dụng đến các thiết bị máy móc phức tạp tại nhà máy Foxconn, người kỹ thuật viên này cũng có thể lắp ráp các linh kiện tạo thành chiếc điện thoại có hình dáng giống iPhone X.Linh kiện có thể được ghép nối với nhau bằng những dụng cụ cơ bản.Sau khi hoàn thành việc lắp ráp, người này sẽ kiểm tra các chức năng của máy như cảm ứng, Face ID hay camera.Sau khi được kiểm tra các chức năng của linh kiện phần cứng, máy sẽ được kết nối với máy tính để chạy phần mềm. Đây là bước gây tranh cãi nhất trên kênh của Nikolay Tanev, bởi việc cài iOS cho một thiết bị lắp ráp "hàng chợ" như trong video được cho là bất khả thi. Không loại trừ khả năng đây là chiếc di động chạy Android nhưng nhái giao diện iOS.Bước cuối cùng không thể thiếu là đóng hộp cho máy. Những chiếc hộp này có in đầy đủ thông tin phiên bản bộ nhớ, màu sắc. Thậm chí, trong hộp cũng đi kèm với sticker logo quả táo giống như hàng thật.Đến đây, chiếc iPhone X hàng dựng nguyên hộp đã được hoàn thành. Trong hộp sẽ chứa đầy đủ máy, phụ kiện và sách hướng dẫn sử dụng.Nếu chỉ nhìn vào hình thức bên ngoài, người dùng sẽ không thể biết được đây là một sản phẩm được dựng lại từ nhiều linh kiện hàng chợ.
Tài khoản YouTube có tên Nikolay Tanev đã đăng tải video khám phá khu chợ linh kiện iPhone tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Tại đây, anh đã mua cho mình chiếc iPhone X được tạo ra từ nhiều linh kiện khác nhau với số tiền hơn 500 USD.
Đầu tiên, Nikolay Tanev đến khu chợ để chọn mua mainboard với phiên bản 64 GB dung lượng bộ nhớ trong và cảm biến Face ID. Đây là những linh kiện đắt nhất khi chúng có giá 280 USD.
Tiếp đến là mặt lưng của máy. Có thể đây là phần lưng của một chiếc máy khác nên nó có đủ cả pin, camera và nhiều linh kiện khác. Một số mặt lưng khác sẽ không có pin. Phần lưng này có giá 100 USD.
Tanev cũng tìm được các loại ốc vít, khe SIM và một viên pin mới ở cửa hàng khác gần đó.
Cuối cùng là màn hình OLED. Linh kiện này có giá 130 USD. Người mua có thể kiểm tra nhanh chất lượng khi chọn.
Với số tiền hơn 500 USD, đây là tất cả linh kiện cần có để làm ra một chiếc iPhone X hàng dựng.
Không cần phải sử dụng đến các thiết bị máy móc phức tạp tại nhà máy Foxconn, người kỹ thuật viên này cũng có thể lắp ráp các linh kiện tạo thành chiếc điện thoại có hình dáng giống iPhone X.
Linh kiện có thể được ghép nối với nhau bằng những dụng cụ cơ bản.
Sau khi hoàn thành việc lắp ráp, người này sẽ kiểm tra các chức năng của máy như cảm ứng, Face ID hay camera.
Sau khi được kiểm tra các chức năng của linh kiện phần cứng, máy sẽ được kết nối với máy tính để chạy phần mềm. Đây là bước gây tranh cãi nhất trên kênh của Nikolay Tanev, bởi việc cài iOS cho một thiết bị lắp ráp "hàng chợ" như trong video được cho là bất khả thi. Không loại trừ khả năng đây là chiếc di động chạy Android nhưng nhái giao diện iOS.
Bước cuối cùng không thể thiếu là đóng hộp cho máy. Những chiếc hộp này có in đầy đủ thông tin phiên bản bộ nhớ, màu sắc. Thậm chí, trong hộp cũng đi kèm với sticker logo quả táo giống như hàng thật.
Đến đây, chiếc iPhone X hàng dựng nguyên hộp đã được hoàn thành. Trong hộp sẽ chứa đầy đủ máy, phụ kiện và sách hướng dẫn sử dụng.
Nếu chỉ nhìn vào hình thức bên ngoài, người dùng sẽ không thể biết được đây là một sản phẩm được dựng lại từ nhiều linh kiện hàng chợ.