Một trong những " lời nguyền xác ướp" nổi tiếng nhất thế giới liên quan đến lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun. Nơi an nghỉ ngàn thu của ông hoàng này được nhóm của nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter tìm thấy năm 1922 tại Thung lũng các vị vua ở Ai Cập. Cuộc khai quật sau đó khiến giới khảo cổ kinh ngạc, vui mừng khi tìm được xác ướp pharaoh Tutankhamun cùng với hơn 5.000 đồ tùy táng quý giá.Thế nhưng, 5 tháng sau khi tiến hành cuộc khai quật lăng mộ của pharaoh Tutankhamun, nhà tài trợ của Howard Carter là ông Lord Carnarvon qua đời với nguyên nhân được cho là viêm phổi và nhiễm độc máu vì muỗi đốt bị nhiễm trùng.Trong vòng một thập kỷ sau đó, ít nhất 9 người liên quan đến cuộc khai quật lăng mộ pharaoh Tutankhamun qua đời. Dư luận cho rằng, "lời nguyền xác ướp" đã ứng nghiệm nên những người phá vỡ giấc ngủ ngàn thu của Tutankhamun phải trả giá bằng tính mạng.Nổi tiếng không kém lăng mộ của pharaoh Tutankhamun là ngôi mộ của nhà vua Ba Lan Casimir IV Jagiellon ở Krakow được các chuyên gia khảo cổ mở cửa lần đầu vào những năm 1970.Với niên đại khoảng 500 tuổi, các nhà khoa học đã tiến vào bên trong mộ cổ và lấy mẫu từ thi hài của nhà vua nhằm giải mã cuộc sống của ông trước khi chết, nguyên nhân tử vong và tình trạng thi hài hiện tại.Không ai có thể ngờ được chỉ vài ngày sau khi mở lăng mộ của nhà vua Casimir IV Jagiellon, 4 trong số 12 nhà nghiên cứu qua đời. Một số người khác lần lượt tử vong trong những tháng sau đó. Những cái chết của các nhà khoa học tham gia mở mộ nhà vua Casimir IV Jagiellon khiến một số người tin rằng "lời nguyền" có thật.Năm 1993, một nhóm nhà khảo cổ học của Nga khai quật được xác ướp "Công chúa Altai" trên cao nguyên Ukok phía nam dãy núi Altai, khu vực giáp ranh Nga, Kazakhstan, Mông Cổ và Trung Quốc. Thi hài "công chúa" trong tình trạng khá tốt dù đã qua đời khoảng 2.500 năm trước.Theo kết quả nghiên cứu ban đầu, "Công chúa Altai" qua đời khi khoảng 25 tuổi và trên cơ thể vẫn còn nhìn rõ nhiều hình xăm chim muông và các thần thú. Để kiểm tra kỹ hơn, các chuyên gia đưa xác ướp đến một phòng thí nghiệm bằng trực thăng.Trong chuyến bay, động cơ trực thăng đột nhiên bị tắt khiến phi công rất vất vả để có thể hạ cánh khẩn cấp an toàn. Sau khi mộ của "Công chúa Altai" được khai quật, nhiều thảm họa thiên tai như động đất và lũ lụt xảy ra tại Altai gây thiệt hại lớn cho người dân địa phương.Từ đây, người dân ở cao nguyên Ukok đồn đoán rằng, việc khai quật và đưa xác ướp "Công chúa Altai" ra khỏi Altai đã đánh thức "lời nguyền xác ướp". "Công chúa Altai" trút cơn thịnh nộ, gây ra các thảm kịch thiên nhiên khiến con người phải trả giá. Với hy vọng trở lại cuộc sống bình yên, một số người dân đã yêu cầu chính quyền tái chôn cất "Công chúa Altai" ở vị trí ban đầu.Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm trên cánh tay xác ướp công chúa 2.500 tuổi.
Một trong những " lời nguyền xác ướp" nổi tiếng nhất thế giới liên quan đến lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun. Nơi an nghỉ ngàn thu của ông hoàng này được nhóm của nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter tìm thấy năm 1922 tại Thung lũng các vị vua ở Ai Cập. Cuộc khai quật sau đó khiến giới khảo cổ kinh ngạc, vui mừng khi tìm được xác ướp pharaoh Tutankhamun cùng với hơn 5.000 đồ tùy táng quý giá.
Thế nhưng, 5 tháng sau khi tiến hành cuộc khai quật lăng mộ của pharaoh Tutankhamun, nhà tài trợ của Howard Carter là ông Lord Carnarvon qua đời với nguyên nhân được cho là viêm phổi và nhiễm độc máu vì muỗi đốt bị nhiễm trùng.
Trong vòng một thập kỷ sau đó, ít nhất 9 người liên quan đến cuộc khai quật lăng mộ pharaoh Tutankhamun qua đời. Dư luận cho rằng, "lời nguyền xác ướp" đã ứng nghiệm nên những người phá vỡ giấc ngủ ngàn thu của Tutankhamun phải trả giá bằng tính mạng.
Nổi tiếng không kém lăng mộ của pharaoh Tutankhamun là ngôi mộ của nhà vua Ba Lan Casimir IV Jagiellon ở Krakow được các chuyên gia khảo cổ mở cửa lần đầu vào những năm 1970.
Với niên đại khoảng 500 tuổi, các nhà khoa học đã tiến vào bên trong mộ cổ và lấy mẫu từ thi hài của nhà vua nhằm giải mã cuộc sống của ông trước khi chết, nguyên nhân tử vong và tình trạng thi hài hiện tại.
Không ai có thể ngờ được chỉ vài ngày sau khi mở lăng mộ của nhà vua Casimir IV Jagiellon, 4 trong số 12 nhà nghiên cứu qua đời. Một số người khác lần lượt tử vong trong những tháng sau đó. Những cái chết của các nhà khoa học tham gia mở mộ nhà vua Casimir IV Jagiellon khiến một số người tin rằng "lời nguyền" có thật.
Năm 1993, một nhóm nhà khảo cổ học của Nga khai quật được xác ướp "Công chúa Altai" trên cao nguyên Ukok phía nam dãy núi Altai, khu vực giáp ranh Nga, Kazakhstan, Mông Cổ và Trung Quốc. Thi hài "công chúa" trong tình trạng khá tốt dù đã qua đời khoảng 2.500 năm trước.
Theo kết quả nghiên cứu ban đầu, "Công chúa Altai" qua đời khi khoảng 25 tuổi và trên cơ thể vẫn còn nhìn rõ nhiều hình xăm chim muông và các thần thú. Để kiểm tra kỹ hơn, các chuyên gia đưa xác ướp đến một phòng thí nghiệm bằng trực thăng.
Trong chuyến bay, động cơ trực thăng đột nhiên bị tắt khiến phi công rất vất vả để có thể hạ cánh khẩn cấp an toàn. Sau khi mộ của "Công chúa Altai" được khai quật, nhiều thảm họa thiên tai như động đất và lũ lụt xảy ra tại Altai gây thiệt hại lớn cho người dân địa phương.
Từ đây, người dân ở cao nguyên Ukok đồn đoán rằng, việc khai quật và đưa xác ướp "Công chúa Altai" ra khỏi Altai đã đánh thức "lời nguyền xác ướp". "Công chúa Altai" trút cơn thịnh nộ, gây ra các thảm kịch thiên nhiên khiến con người phải trả giá. Với hy vọng trở lại cuộc sống bình yên, một số người dân đã yêu cầu chính quyền tái chôn cất "Công chúa Altai" ở vị trí ban đầu.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm trên cánh tay xác ướp công chúa 2.500 tuổi.