Tiến sĩ Zhikun Gai, nhà cổ sinh vật học tại Viện Cổ sinh vật có xương sống và cổ sinh vật học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, cho biết họ đã tìm được 7 chiếc răng hóa thạch rất đặc biệt.7 chiếc răng có hình dạng y hệt những cánh hoa, được bảo quản rất tốt từ lớp đá vôi cổ đại ở Sơn Tây – Trung Quốc, một phần của North China Craton, một khu vực cổ sinh phong phú chứa đựng các tàn tích từ Đại dương Paleo-Tethys hàng trăm triệu năm trước.Những chiếc răng hóa thạch là của loài cá mập đã tuyệt chủng mang tên Petalodus ohioensis, một chi nhỏ của Petalodonformes, một nhóm thuộc họ hàng cá sụn biển tuyệt chủng, phát triển mạnh từ kỷ Carboniferous đến kỷ Permi. Được biết, chi này là một loài tổ tiên liên quan đến nhóm "cá mập ma" thời hiện đại, được mô tả từ những năm 1840, nên các nhà cổ sinh vật học đã có thể tái hiện lại loài mới này một cách nhanh chóng.Ước tính hóa thạch răng này có niên đại 290 triệu năm. Được biết, hậu duệ của Petalodus ohioensis - cá mập ma là 1 trong những loài sinh vật bí ẩn nhất đại dương.Cá mập ma hiếm khi được nhìn thấy do chúng sống ở tầng rất sâu của đại dương, khoảng 380 - 2.600m dưới đáy biển.Các nhà khoa học thuộc ĐH Victoria Wellington, New Zealand còn phát hiện ra điểm kỳ thú của loài sinh vật này - đó là cá mập ma cái có khả năng lưu trữ tinh trùng của con đực để dùng dần.Nghiên cứu cho thấy, giống như cá mập, cá mập ma cái sở hữu 2 tử cung, 2 buồng trứng và 2 ống dẫn trứng. Nhưng cá mập ma đực lại sở hữu cơ quan sinh dục đặc biệt, có thể co rút lại trên trán.Ngoài ra, cơ quan sinh sản nằm trên đầu của con đực có móc, để vây của cá cái có thể bám lại khi chúng đang thực hiện nhiệm vụ giao phối. Nhìn tưởng dễ dàng thôi nhưng cuộc giao ban này không hề đơn giản và nhẹ nhàng với loài cá mập cái.Lúc này, cá mập cái sẽ tích trữ tinh trùng nhận được từ cá đực trong các ống nhỏ ở vòi trứng. Khu vực tích trữ tinh trùng này của cá mập ma cái có màu nâu, và chúng sẽ sử dụng lượng tinh trùng lưu giữ này để thụ tinh cho trứng vào các lần sau.Bên cạnh đó đây cũng là loài cá mù hiếm gặp, có họ hàng với cá mập, cá đuối. Chúng sở hữu hình dáng kỳ lạ với những chiếc vây hình cánh, phần đầu và mặt chứa nhiều tế bào giác quan, cho phép loài vật này cảm nhận chuyển động trong nước và định vị vị trí con mồi...Tại khu vực tìm thấy những chiếc răng, các nhà khoa học còn tìm thấy rất nhiều sinh vật biển cổ đại khác, là nguồn thức ăn phong phú cho loài cá mập "răng cánh hoa" cổ đại này.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Tiến sĩ Zhikun Gai, nhà cổ sinh vật học tại Viện Cổ sinh vật có xương sống và cổ sinh vật học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, cho biết họ đã tìm được 7 chiếc răng hóa thạch rất đặc biệt.
7 chiếc răng có hình dạng y hệt những cánh hoa, được bảo quản rất tốt từ lớp đá vôi cổ đại ở Sơn Tây – Trung Quốc, một phần của North China Craton, một khu vực cổ sinh phong phú chứa đựng các tàn tích từ Đại dương Paleo-Tethys hàng trăm triệu năm trước.
Những chiếc răng hóa thạch là của loài cá mập đã tuyệt chủng mang tên Petalodus ohioensis, một chi nhỏ của Petalodonformes, một nhóm thuộc họ hàng cá sụn biển tuyệt chủng, phát triển mạnh từ kỷ Carboniferous đến kỷ Permi.
Được biết, chi này là một loài tổ tiên liên quan đến nhóm "cá mập ma" thời hiện đại, được mô tả từ những năm 1840, nên các nhà cổ sinh vật học đã có thể tái hiện lại loài mới này một cách nhanh chóng.
Ước tính hóa thạch răng này có niên đại 290 triệu năm. Được biết, hậu duệ của Petalodus ohioensis - cá mập ma là 1 trong những loài sinh vật bí ẩn nhất đại dương.
Cá mập ma hiếm khi được nhìn thấy do chúng sống ở tầng rất sâu của đại dương, khoảng 380 - 2.600m dưới đáy biển.
Các nhà khoa học thuộc ĐH Victoria Wellington, New Zealand còn phát hiện ra điểm kỳ thú của loài sinh vật này - đó là cá mập ma cái có khả năng lưu trữ tinh trùng của con đực để dùng dần.
Nghiên cứu cho thấy, giống như cá mập, cá mập ma cái sở hữu 2 tử cung, 2 buồng trứng và 2 ống dẫn trứng. Nhưng cá mập ma đực lại sở hữu cơ quan sinh dục đặc biệt, có thể co rút lại trên trán.
Ngoài ra, cơ quan sinh sản nằm trên đầu của con đực có móc, để vây của cá cái có thể bám lại khi chúng đang thực hiện nhiệm vụ giao phối. Nhìn tưởng dễ dàng thôi nhưng cuộc giao ban này không hề đơn giản và nhẹ nhàng với loài cá mập cái.
Lúc này, cá mập cái sẽ tích trữ tinh trùng nhận được từ cá đực trong các ống nhỏ ở vòi trứng. Khu vực tích trữ tinh trùng này của cá mập ma cái có màu nâu, và chúng sẽ sử dụng lượng tinh trùng lưu giữ này để thụ tinh cho trứng vào các lần sau.
Bên cạnh đó đây cũng là loài cá mù hiếm gặp, có họ hàng với cá mập, cá đuối. Chúng sở hữu hình dáng kỳ lạ với những chiếc vây hình cánh, phần đầu và mặt chứa nhiều tế bào giác quan, cho phép loài vật này cảm nhận chuyển động trong nước và định vị vị trí con mồi...
Tại khu vực tìm thấy những chiếc răng, các nhà khoa học còn tìm thấy rất nhiều sinh vật biển cổ đại khác, là nguồn thức ăn phong phú cho loài cá mập "răng cánh hoa" cổ đại này.