Hiện nay, hầu hết các hoạt động hội họp, sinh hoạt, dạy học hiện nay đều sử dụng các nền tảng online như Zoom, Google Meet hay Microsoft Teams. Tuy nhiên nhiều nơi người dùng đang bị tấn công, phá rối gây bất bình.Ngày 9/10, lớp học trực tuyến môn kinh tế chính trị của sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM bị kẻ lạ vào phá rối. Lớp học chỉ có hơn 80 người nhưng với sự tham gia của những người lạ, thành viên đã lên tới 93 người.Ngoài việc mở video phá rối lớp học, những hacker này còn vẽ bậy, sau đó chia sẻ màn hình trước cả lớp. Trước đó, trong lớp học trực tuyến môn triết học, những kẻ lạ cũng tham gia đăng nhập, sau đó chia sẻ màn hình những nội dung không liên quan đến bài giảng.Từ ngày 1-2/10, những người phá rối lớp học trực tuyến tại Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tự tay chia sẻ các video cho thấy tình trạng hỗn loạn diễn ra trong các lớp học.Trong một lớp học, khi giảng viên đang dạy, hàng loạt tài khoản của sinh viên hiện lên những đoạn nhạc ầm ĩ khiến lớp không thể tiếp tục dưới sự ngỡ ngàng của giảng viên.Một giáo viên dạy tiếng Anh khá nổi tiếng ở một tỉnh miền Bắc, cho biết khi đang là khách mời thuyết trình nội dung cho hàng ngàn giáo viên trên cả nước về chủ đề giáo dục thì bỗng nhiên xuất hiện những âm thanh, lời nói thô tục, chửi thề từ nick của một thành viên trong lớp.Nhiều người hoảng hốt không hiểu từ đâu nhưng người chủ trì không biết phải làm sao, đành phải tắt toàn bộ máy để thoát ra.Thậm chí, các buổi hội thảo, cuộc họp của giáo viên, lớp học trực tuyến của học sinh... trên các nền tảng Zoom, MSTeam, Google Meet cũng đang diễn ra tình trạng này.Theo anh Ngô Minh Hiếu – Chuyên viên an toàn thông tin đến từ Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) gần đây, nhiều đối tượng lập nhóm, chuyên "đột nhập" các nền tảng mà nhiều người đang sử dụng, nhất là trong đại dịch COVID-19 với ý đồ xấu.Đặc biệt, có những thông tin quan trọng từ các cuộc họp mà họ muốn "ăn cắp" thì sẽ đột nhập vào dễ dàng. Không những vậy, những nhóm này còn tổ chức mua bán dữ liệu quan trọng của các trường học mà rủi ro không thể lường được.Theo anh Hiếu, để hạn chế tối đa việc bị tấn công, phá rối, người dùng nên sử dung các nền tảng được bảo mật cao. Còn với các nền tảng hay dùng như Zoom, Goole Meet & Miscrosoft Teams thì nên thực hiện cài đặt, chỉ dành quyền cho người quản trị.Tại tất cả các lớp học trực tuyến, giảng viên phải là người quản lý chặt và sinh viên chỉ được phép chia sẻ màn hình hoặc phát biểu ý kiến khi giảng viên cấp quyền. Việc này sẽ giúp phòng ngừa được các thành phần vào phá rối lớp học.Mời các bạn xem video: Nhóm hacker Anonymous lớn nhất thế giới kêu gọi xóa TikTok. Nguồn: THĐT
Hiện nay, hầu hết các hoạt động hội họp, sinh hoạt, dạy học hiện nay đều sử dụng các nền tảng online như Zoom, Google Meet hay Microsoft Teams. Tuy nhiên nhiều nơi người dùng đang bị tấn công, phá rối gây bất bình.
Ngày 9/10, lớp học trực tuyến môn kinh tế chính trị của sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM bị kẻ lạ vào phá rối. Lớp học chỉ có hơn 80 người nhưng với sự tham gia của những người lạ, thành viên đã lên tới 93 người.
Ngoài việc mở video phá rối lớp học, những hacker này còn vẽ bậy, sau đó chia sẻ màn hình trước cả lớp. Trước đó, trong lớp học trực tuyến môn triết học, những kẻ lạ cũng tham gia đăng nhập, sau đó chia sẻ màn hình những nội dung không liên quan đến bài giảng.
Từ ngày 1-2/10, những người phá rối lớp học trực tuyến tại Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tự tay chia sẻ các video cho thấy tình trạng hỗn loạn diễn ra trong các lớp học.
Trong một lớp học, khi giảng viên đang dạy, hàng loạt tài khoản của sinh viên hiện lên những đoạn nhạc ầm ĩ khiến lớp không thể tiếp tục dưới sự ngỡ ngàng của giảng viên.
Một giáo viên dạy tiếng Anh khá nổi tiếng ở một tỉnh miền Bắc, cho biết khi đang là khách mời thuyết trình nội dung cho hàng ngàn giáo viên trên cả nước về chủ đề giáo dục thì bỗng nhiên xuất hiện những âm thanh, lời nói thô tục, chửi thề từ nick của một thành viên trong lớp.
Nhiều người hoảng hốt không hiểu từ đâu nhưng người chủ trì không biết phải làm sao, đành phải tắt toàn bộ máy để thoát ra.
Thậm chí, các buổi hội thảo, cuộc họp của giáo viên, lớp học trực tuyến của học sinh... trên các nền tảng Zoom, MSTeam, Google Meet cũng đang diễn ra tình trạng này.
Theo anh Ngô Minh Hiếu – Chuyên viên an toàn thông tin đến từ Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) gần đây, nhiều đối tượng lập nhóm, chuyên "đột nhập" các nền tảng mà nhiều người đang sử dụng, nhất là trong đại dịch COVID-19 với ý đồ xấu.
Đặc biệt, có những thông tin quan trọng từ các cuộc họp mà họ muốn "ăn cắp" thì sẽ đột nhập vào dễ dàng. Không những vậy, những nhóm này còn tổ chức mua bán dữ liệu quan trọng của các trường học mà rủi ro không thể lường được.
Theo anh Hiếu, để hạn chế tối đa việc bị tấn công, phá rối, người dùng nên sử dung các nền tảng được bảo mật cao. Còn với các nền tảng hay dùng như Zoom, Goole Meet & Miscrosoft Teams thì nên thực hiện cài đặt, chỉ dành quyền cho người quản trị.
Tại tất cả các lớp học trực tuyến, giảng viên phải là người quản lý chặt và sinh viên chỉ được phép chia sẻ màn hình hoặc phát biểu ý kiến khi giảng viên cấp quyền. Việc này sẽ giúp phòng ngừa được các thành phần vào phá rối lớp học.