Vào đầu tháng 6/2020, các bức ảnh chụp ồ Lonar ở bang Maharashtra, Ấn Độ có màu hồng nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Nguyên do là bởi hồ nước đột ngột đổi màu chỉ sau 1 đêm.Cụ thể, hồ Lonar là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng Ấn Độ. Hồ sâu khoảng 150m và rộng 1,8 km. Theo các chuyên gia, hồ nước này được hình thành sau khi một thiên thạch đâm vào Trái Đất vào khoảng 50.000 năm trước.Giống như nhiều hồ nước trên thế giới, hồ Lonar có nước trong xanh trong suốt nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chỉ sau một đêm, hồ nước này đột ngột đổi màu sang hồng, giống màu của sữa dâu.Sự việc kỳ lạ này khiến công chúng thích thú xen lẫn tò mò. Nhiều người thắc mắc vì sao hồ nước Lonar lại có sự đổi màu như vậy.Trước sự việc này, một số chuyên gia, nhà khoa học đã bắt tay vào tìm lời giải. Theo nghiên cứu của họ, hồ Lonar từng đổi màu vào năm 2000. Tuy nhiên, khi ấy, màu sắc của nước hồ không quá nổi bật như sự việc xảy ra vào năm 2020.Nhà địa chất học Gajanan Kharat là một trong những chuyên gia nghiên cứu về sự đổi màu của hồ Lonar sang màu hồng như sữa dâu.Theo ông Kharat, độ mặn trong hồ tăng lên, mực nước giảm mạnh trong năm nay khiến tảo sinh sôi do nước hồ ấm hơn. Tảo trong hồ sẽ đổi màu khi nhiệt độ trong hồ tăng.Điều này khiến hồ Lonar chuyển sang màu hồng chỉ sau một đêm. Lời giải thích này của ông Kharat được nhiều người ủng hộ.Tuy nhiên, một quan điểm khác cho rằng, hồ Lonar đổi màu được cho có liên quan đến vi khuẩn Haloarchaea và tảo Dunaliella. Chúng phát triển mạnh nên giải phóng sắc tố đỏ (carotenoid) vào nước hồ. Điều này khiến nước hồ đổi màu rất nhanh.Dù vậy, giới chuyên gia vẫn chưa tìm được lời giải chính xác nhất cho hiện tượng đổi màu xảy ra tại hồ Lonar. Do đó, các nhà nghiên cứu vẫn đi tìm câu trả lời nhằm giải mã bí ẩn này.Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THDT.
Vào đầu tháng 6/2020, các bức ảnh chụp ồ Lonar ở bang Maharashtra, Ấn Độ có màu hồng nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Nguyên do là bởi hồ nước đột ngột đổi màu chỉ sau 1 đêm.
Cụ thể, hồ Lonar là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng Ấn Độ. Hồ sâu khoảng 150m và rộng 1,8 km. Theo các chuyên gia, hồ nước này được hình thành sau khi một thiên thạch đâm vào Trái Đất vào khoảng 50.000 năm trước.
Giống như nhiều hồ nước trên thế giới, hồ Lonar có nước trong xanh trong suốt nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chỉ sau một đêm, hồ nước này đột ngột đổi màu sang hồng, giống màu của sữa dâu.
Sự việc kỳ lạ này khiến công chúng thích thú xen lẫn tò mò. Nhiều người thắc mắc vì sao hồ nước Lonar lại có sự đổi màu như vậy.
Trước sự việc này, một số chuyên gia, nhà khoa học đã bắt tay vào tìm lời giải. Theo nghiên cứu của họ, hồ Lonar từng đổi màu vào năm 2000. Tuy nhiên, khi ấy, màu sắc của nước hồ không quá nổi bật như sự việc xảy ra vào năm 2020.
Nhà địa chất học Gajanan Kharat là một trong những chuyên gia nghiên cứu về sự đổi màu của hồ Lonar sang màu hồng như sữa dâu.
Theo ông Kharat, độ mặn trong hồ tăng lên, mực nước giảm mạnh trong năm nay khiến tảo sinh sôi do nước hồ ấm hơn. Tảo trong hồ sẽ đổi màu khi nhiệt độ trong hồ tăng.
Điều này khiến hồ Lonar chuyển sang màu hồng chỉ sau một đêm. Lời giải thích này của ông Kharat được nhiều người ủng hộ.
Tuy nhiên, một quan điểm khác cho rằng, hồ Lonar đổi màu được cho có liên quan đến vi khuẩn Haloarchaea và tảo Dunaliella. Chúng phát triển mạnh nên giải phóng sắc tố đỏ (carotenoid) vào nước hồ. Điều này khiến nước hồ đổi màu rất nhanh.
Dù vậy, giới chuyên gia vẫn chưa tìm được lời giải chính xác nhất cho hiện tượng đổi màu xảy ra tại hồ Lonar. Do đó, các nhà nghiên cứu vẫn đi tìm câu trả lời nhằm giải mã bí ẩn này.
Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THDT.