Sáng nay Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động chính thức ra mắt với buổi diễu hành diễn ra tại khu vực trước tòa nhà Quốc hội. Hình ảnh các chiến sĩ cùng đàn ngựa hoành tráng trên phố đang thu hút sự quan tâm của người dân cũng như truyền thông trong nước. Ảnh: VietnamplusĐược biết, hơn 60 con ngựa của Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh đã được Đoàn cùng Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an chăm sóc, thuần hóa và huấn luyện tại Thái Nguyên.Ngoài phục vụ cho biểu diễn, những chú ngựa của Đoàn Kỵ binh còn được huấn luyện nghiệp vụ để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ sử dụng phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự... Trong những hình ảnh mới nhất, có thể thấy giống ngựa được chúng ta sử dụng có vẻ bề ngoài rất đặc biệt.Đây được dự đoán là giống ngựa chân lùn Mông Cổ - được xem là biểu tượng vĩ đại của đất nước này. Loài ngựa này là nòi ngựa chiến nổi tiếng sinh ra tại các vùng thảo nguyên Mông Cổ và sa mạc Gobi thời đế quốc Nguyên Mông thế kỷ VII-XIII.Nhìn thì thấy ngựa Mông Cổ có thân hình nhỏ bé, chiều cao thấp chỉ khoảng 1,4m, toàn thân có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, lông đuôi và bờm rất mượt. Tuy nhiên điểu đặc biệt ở giống ngựa này là chúng lại có sức mạnh bền bỉ và có thể chịu đựng được những hành trình dài.Ngựa Mông Cổ có thân hình cân đối, ngực nở, bụng thon, chân to, bốn chân chắc khỏe. Tuy dáng không đẹp bằng ngựa Ả Rập nhưng rất khoẻ, sức bền bỉ, lại ăn ít, chịu đựng tốt, phù hợp vai trò làm thú cưỡi và thích hợp cho những cuộc viễn chinh.Ở Mông Cổ, loài ngựa lùn này được rèn luyện từ rất sớm ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt quanh năm ở 30 °C vào mùa hè, xuống đến -40 °C vào mùa đông. So với loại ngựa to lớn của châu Âu, ngựa Mông Cổ nhỏ hơn, ăn ít hơn nên khi hành quân xa sẽ phải chuẩn bị lương thực ít hơn.Ngựa Mông Cổ tuy không phải là loài chạy nhanh nhưng sức dẻo dai của chúng thì lại khó có loài vật nào so sánh được. Vốn được mệnh danh là thiên lý mã bởi ngựa lùn Mông Cổ có thể phi nước kiệu để chạy trong 10 giờ liên tiếp mà không cần ăn uống hay nghỉ ngơi, "ôm cua" được ở tốc độ lớn.Trong quá khứ, người Mông Cổ từng sử dụng loại ngựa bé nhỏ này để chinh phạt khắp châu Âu. Theo người dân du mục Mông Cổ chia sẻ, ngựa Mông Cổ sẽ không sợ ra chiến trường, chúng có thể giao tiếp với tâm trí của chủ sở hữu và thậm chí sẽ rất muốn tham gia vào cuộc chiến với chủ nhân.Số lượng ngựa ở Mông Cổ còn nhiều hơn cả số dân, và loài ngựa chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong văn hóa ở Mông Cổ. Người dân nơi đây coi loài ngựa như là bạn đồng hành trong suốt cả ngày lẫn đêm, là niềm vui và cũng là sự tự hào của họ.Trên thực tế, các nước trên thế giới hiện nay vẫn sử dụng kỵ binh bởi cưỡi ngựa di chuyển trong đám đông nhanh hơn ô tô và ít nguy hiểm cho người khác hơn. Tại Việt Nam, chúng ta từng được Liên Xô viện trợ ngựa để trang bị cho lực lượng Công an Nhân dân Vũ trang và hiện tại được trang bị riêng cho Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh.Việc lực lượng Cảnh sát Cơ động sử dụng giống ngựa Mông Cổ là hợp lý, thích hợp với thể trạng người châu Á, khí hậu của Việt Nam và có khả năng cơ động tốt ở nhiều địa hình khó khăn.
Cảnh sát cơ động kỵ binh lần đầu ra mắt | VTC Now. Nguồn: Youtube
Sáng nay Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động chính thức ra mắt với buổi diễu hành diễn ra tại khu vực trước tòa nhà Quốc hội. Hình ảnh các chiến sĩ cùng đàn ngựa hoành tráng trên phố đang thu hút sự quan tâm của người dân cũng như truyền thông trong nước. Ảnh: Vietnamplus
Được biết, hơn 60 con ngựa của Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh đã được Đoàn cùng Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an chăm sóc, thuần hóa và huấn luyện tại Thái Nguyên.
Ngoài phục vụ cho biểu diễn, những chú ngựa của Đoàn Kỵ binh còn được huấn luyện nghiệp vụ để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ sử dụng phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự... Trong những hình ảnh mới nhất, có thể thấy giống ngựa được chúng ta sử dụng có vẻ bề ngoài rất đặc biệt.
Đây được dự đoán là giống ngựa chân lùn Mông Cổ - được xem là biểu tượng vĩ đại của đất nước này. Loài ngựa này là nòi ngựa chiến nổi tiếng sinh ra tại các vùng thảo nguyên Mông Cổ và sa mạc Gobi thời đế quốc Nguyên Mông thế kỷ VII-XIII.
Nhìn thì thấy ngựa Mông Cổ có thân hình nhỏ bé, chiều cao thấp chỉ khoảng 1,4m, toàn thân có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, lông đuôi và bờm rất mượt. Tuy nhiên điểu đặc biệt ở giống ngựa này là chúng lại có sức mạnh bền bỉ và có thể chịu đựng được những hành trình dài.
Ngựa Mông Cổ có thân hình cân đối, ngực nở, bụng thon, chân to, bốn chân chắc khỏe. Tuy dáng không đẹp bằng ngựa Ả Rập nhưng rất khoẻ, sức bền bỉ, lại ăn ít, chịu đựng tốt, phù hợp vai trò làm thú cưỡi và thích hợp cho những cuộc viễn chinh.
Ở Mông Cổ, loài ngựa lùn này được rèn luyện từ rất sớm ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt quanh năm ở 30 °C vào mùa hè, xuống đến -40 °C vào mùa đông. So với loại ngựa to lớn của châu Âu, ngựa Mông Cổ nhỏ hơn, ăn ít hơn nên khi hành quân xa sẽ phải chuẩn bị lương thực ít hơn.
Ngựa Mông Cổ tuy không phải là loài chạy nhanh nhưng sức dẻo dai của chúng thì lại khó có loài vật nào so sánh được. Vốn được mệnh danh là thiên lý mã bởi ngựa lùn Mông Cổ có thể phi nước kiệu để chạy trong 10 giờ liên tiếp mà không cần ăn uống hay nghỉ ngơi, "ôm cua" được ở tốc độ lớn.
Trong quá khứ, người Mông Cổ từng sử dụng loại ngựa bé nhỏ này để chinh phạt khắp châu Âu. Theo người dân du mục Mông Cổ chia sẻ, ngựa Mông Cổ sẽ không sợ ra chiến trường, chúng có thể giao tiếp với tâm trí của chủ sở hữu và thậm chí sẽ rất muốn tham gia vào cuộc chiến với chủ nhân.
Số lượng ngựa ở Mông Cổ còn nhiều hơn cả số dân, và loài ngựa chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong văn hóa ở Mông Cổ. Người dân nơi đây coi loài ngựa như là bạn đồng hành trong suốt cả ngày lẫn đêm, là niềm vui và cũng là sự tự hào của họ.
Trên thực tế, các nước trên thế giới hiện nay vẫn sử dụng kỵ binh bởi cưỡi ngựa di chuyển trong đám đông nhanh hơn ô tô và ít nguy hiểm cho người khác hơn. Tại Việt Nam, chúng ta từng được Liên Xô viện trợ ngựa để trang bị cho lực lượng Công an Nhân dân Vũ trang và hiện tại được trang bị riêng cho Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh.
Việc lực lượng Cảnh sát Cơ động sử dụng giống ngựa Mông Cổ là hợp lý, thích hợp với thể trạng người châu Á, khí hậu của Việt Nam và có khả năng cơ động tốt ở nhiều địa hình khó khăn.
Cảnh sát cơ động kỵ binh lần đầu ra mắt | VTC Now. Nguồn: Youtube