Ảnh chụp siêu bão Surigae từ vệ tinh Himawari 8 của Nhật vào lúc 8h ngày 18/4. Sức gió mạnh nhất của siêu bão đạt cấp 17 (200-220 km/h), giật trên cấp 17.Vệ tinh Himawari 8 ghi lại hoạt động của siêu bão trong 4 tiếng gần nhất. Himawari 8 là Vệ tinh Thời tiết Địa tĩnh (quan sát cố định một vị trí) được vận hành bởi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA). Vệ tinh này do Mitsubishi Electric chế tạo với sự hỗ trợ của Boeing, được phóng lên quỹ đạo vào ngày 7/10/2014 với chi phí chế tạo khoảng 800 triệu USD.Người dùng có thể theo dõi hình ảnh từ vệ tinh Himawari 8 qua trang himawari8.nict.go.jp. Dự kiến đến tối 18/4, tâm siêu bão cách bờ biển miền trung Philippines khoảng 380 km về phía đông. Sức gió không đổi so với trước đó.Hình ảnh siêu bão được cập nhật trực tiếp trên website zoom.earth. Trang này tổng hợp hình ảnh từ vệ tinh Himawari 8, dữ liệu X GOES và chuỗi vệ tinh Meteosat.Hình ảnh siêu bão vào 8h20 sáng 18/4. Dự báo đến tối 19/4, tâm siêu bão cách bờ biển miền trung Philippines khoảng 280 km về phía đông đông nam. Sức gió lúc này giảm xuống cấp 16, giật trên cấp 17.Hướng đi của siêu bão Surigae trên windy.com. Người dùng có thể tải về ứng dụng trên smartphone để theo dõi trực tiếp tình hình thời tiết, các cơn bão nếu có.Bức ảnh từ vệ tinh SAT24 cho thấy siêu bão cách miền trung Philippines khoảng 400 km. Đây là siêu bão đầu tiên trong năm nay được hình thành ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương. Chuyên gia nhận định dù không vào đất liền, việc siêu bão xuất hiện ở khu vực vào thời điểm này là khá sớm.
Ảnh chụp siêu bão Surigae từ vệ tinh Himawari 8 của Nhật vào lúc 8h ngày 18/4. Sức gió mạnh nhất của siêu bão đạt cấp 17 (200-220 km/h), giật trên cấp 17.
Vệ tinh Himawari 8 ghi lại hoạt động của siêu bão trong 4 tiếng gần nhất. Himawari 8 là Vệ tinh Thời tiết Địa tĩnh (quan sát cố định một vị trí) được vận hành bởi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA). Vệ tinh này do Mitsubishi Electric chế tạo với sự hỗ trợ của Boeing, được phóng lên quỹ đạo vào ngày 7/10/2014 với chi phí chế tạo khoảng 800 triệu USD.
Người dùng có thể theo dõi hình ảnh từ vệ tinh Himawari 8 qua trang himawari8.nict.go.jp. Dự kiến đến tối 18/4, tâm siêu bão cách bờ biển miền trung Philippines khoảng 380 km về phía đông. Sức gió không đổi so với trước đó.
Hình ảnh siêu bão được cập nhật trực tiếp trên website zoom.earth. Trang này tổng hợp hình ảnh từ vệ tinh Himawari 8, dữ liệu X GOES và chuỗi vệ tinh Meteosat.
Hình ảnh siêu bão vào 8h20 sáng 18/4. Dự báo đến tối 19/4, tâm siêu bão cách bờ biển miền trung Philippines khoảng 280 km về phía đông đông nam. Sức gió lúc này giảm xuống cấp 16, giật trên cấp 17.
Hướng đi của siêu bão Surigae trên windy.com. Người dùng có thể tải về ứng dụng trên smartphone để theo dõi trực tiếp tình hình thời tiết, các cơn bão nếu có.
Bức ảnh từ vệ tinh SAT24 cho thấy siêu bão cách miền trung Philippines khoảng 400 km. Đây là siêu bão đầu tiên trong năm nay được hình thành ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương. Chuyên gia nhận định dù không vào đất liền, việc siêu bão xuất hiện ở khu vực vào thời điểm này là khá sớm.