Những khoảng trống trên cây đã được ghi lại trong loạt ảnh tuyệt đẹp. Hiện tượng kỳ lạ này xảy ra khi các tán cây mọc hoàn toàn không chạm vào nhau, ánh sáng có thể chiếu xuyên qua tạo ảo giác về dòng sông uốn lượn. Các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra nguyên nhân chính xác về sự xuất hiện này kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1920. Ảnh: Flickr.Hiệu ứng thường xảy ra giữa các cây cùng loài nhưng cũng đã được phát hiện giữa một số thực vật khác nhau. Một số lý thuyết cho rằng đó là kết quả của các nhánh trên cọ xát với nhau. Cây cối ở vùng gió có thể bị hư hại khi va chạm với nhau, tạo nên những vết trầy xước. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến phản ứng ngại ngùng của tán cây. Ảnh: Colossal.Trong cuốn sách Thói quen tăng trưởng của cây bạch đàn năm 1955, người đi rừng MR Jacobs đến từ Australia đã trình bày chi tiết các nghiên cứu của mình về mô hình tán cây nhút nhát. Ông lập luận rằng các cách thức sinh trưởng của cây rất nhạy cảm với sự mài mòn, dẫn đến những khoảng trống trên tán lá. Ảnh: JSTOR Daily.Năm 1986, tiến sĩ Miguel Franco đã quan sát thấy các nhánh của cây lá kim thuộc chi vân sam và thông Nhật Bản bị thiệt hại vật lý do mài mòn, khiến các chồi non bị chết. Trong một bài báo đăng trên tạp chí khoa học sinh học Philosophical Transitions Of The Royal Society B (tạm dịch: các giao dịch triết học của Hiệp hội Hoàng gia B), tiến sĩ Franco nói: "Việc tán lá không nhận ra sự hiện diện của láng giềng có thể dẫn đến thiệt hại về vật lý do mài mòn cho cả 2 cây". Ảnh: Of The Live Forever.Cách tạo ra khoảng trống lớn ở rìa lá có thể giúp ngăn chặn những thiệt hại. Trong một số trường hợp nhất định, điều này sẽ tạo ra ấn tượng thị giác về sự nhút nhát của tán cây. Tuy nhiên, lý thuyết này đã bị một số người trong cộng đồng khoa học bác bỏ. Các giả thuyết khác cho rằng hiện tượng tán lá nhút nhát có thể là phản ứng lẫn nhau của nhiều cây lân cận đối với nguồn sáng. Ảnh: Stars Insider.Thực vật có thể nhận ra mức độ gần gũi bằng cách phát hiện tần số ánh sáng cụ thể nhờ vào hoạt động của tế bào cảm quang phytochrom. Một số nhà khoa học khác cho rằng việc các tán cây không chạm vào nhau nhằm ngăn chặn sự lây lan của côn trùng ăn lá như kiến. Nhiều loài thực vật tránh phát triển về phía cây khác nhằm cạnh tranh ánh sáng để phát triển. Ảnh: Pinterest.
Những khoảng trống trên cây đã được ghi lại trong loạt ảnh tuyệt đẹp. Hiện tượng kỳ lạ này xảy ra khi các tán cây mọc hoàn toàn không chạm vào nhau, ánh sáng có thể chiếu xuyên qua tạo ảo giác về dòng sông uốn lượn. Các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra nguyên nhân chính xác về sự xuất hiện này kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1920. Ảnh: Flickr.
Hiệu ứng thường xảy ra giữa các cây cùng loài nhưng cũng đã được phát hiện giữa một số thực vật khác nhau. Một số lý thuyết cho rằng đó là kết quả của các nhánh trên cọ xát với nhau. Cây cối ở vùng gió có thể bị hư hại khi va chạm với nhau, tạo nên những vết trầy xước. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến phản ứng ngại ngùng của tán cây. Ảnh: Colossal.
Trong cuốn sách Thói quen tăng trưởng của cây bạch đàn năm 1955, người đi rừng MR Jacobs đến từ Australia đã trình bày chi tiết các nghiên cứu của mình về mô hình tán cây nhút nhát. Ông lập luận rằng các cách thức sinh trưởng của cây rất nhạy cảm với sự mài mòn, dẫn đến những khoảng trống trên tán lá. Ảnh: JSTOR Daily.
Năm 1986, tiến sĩ Miguel Franco đã quan sát thấy các nhánh của cây lá kim thuộc chi vân sam và thông Nhật Bản bị thiệt hại vật lý do mài mòn, khiến các chồi non bị chết. Trong một bài báo đăng trên tạp chí khoa học sinh học Philosophical Transitions Of The Royal Society B (tạm dịch: các giao dịch triết học của Hiệp hội Hoàng gia B), tiến sĩ Franco nói: "Việc tán lá không nhận ra sự hiện diện của láng giềng có thể dẫn đến thiệt hại về vật lý do mài mòn cho cả 2 cây". Ảnh: Of The Live Forever.
Cách tạo ra khoảng trống lớn ở rìa lá có thể giúp ngăn chặn những thiệt hại. Trong một số trường hợp nhất định, điều này sẽ tạo ra ấn tượng thị giác về sự nhút nhát của tán cây. Tuy nhiên, lý thuyết này đã bị một số người trong cộng đồng khoa học bác bỏ. Các giả thuyết khác cho rằng hiện tượng tán lá nhút nhát có thể là phản ứng lẫn nhau của nhiều cây lân cận đối với nguồn sáng. Ảnh: Stars Insider.
Thực vật có thể nhận ra mức độ gần gũi bằng cách phát hiện tần số ánh sáng cụ thể nhờ vào hoạt động của tế bào cảm quang phytochrom. Một số nhà khoa học khác cho rằng việc các tán cây không chạm vào nhau nhằm ngăn chặn sự lây lan của côn trùng ăn lá như kiến. Nhiều loài thực vật tránh phát triển về phía cây khác nhằm cạnh tranh ánh sáng để phát triển. Ảnh: Pinterest.