1. Nhịn ăn nhiều tháng vẫn sống sót: Rắn có thể không ăn hàng tháng trời nhưng vẫn phát triển bình thường về độ dài, điều này được thực hiện bằng cách tiết giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể tới 70%.Trong giai đoạn đầu không ăn, tốc độ đốt cháy calo của rắn mang tính lựa chọn, tiêu hao mỡ dự trữ, sau đó tốc độ chuyển hóa giảm dần để giúp chúng tồn tại và đây cũng là tiêu chí giúp cho rắn tiến hóa.Tuy đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhưng những bí ẩn liên quan đến khả năng nhịn ăn của loài rắn đến nay con người vẫn chưa tường hết. 2. Rắn độc bị chặt đứt đầu vẫn có thể cắn người: Có thể bạn cảm thấy kỳ lạ nhưng khi một con rắn hổ mang hay một loài rắn độc bị chặt đầu, chúng ta không nên dùng tay không cầm vào phần đầu rắn. "Vì rắn là loài nổi tiếng với khả năng duy trì phản xạ sau khi chết", theo Steven Beaupré, giáo sư sinh học tại Đại học Arkansas (Mỹ).Cắn là một trong những phản xạ của các loài rắn độc như hổ mang hay rắn đuôi chuông, sau khi chúng bị chặt đầu (từ vài phút đến vài giờ).Phản xạ cắn ở rắn độc mạnh hơn một số loài ăn thịt khác vì chúng sử dụng nhát cắn theo cách khác biệt. Ví dụ: hổ giết con mồi bằng cách cắn nhiều lần vào con mồi rồi giữ chặt. Nhưng với rắn độc, chúng chỉ dùng một nhát cắn trong thời gian rất nhanh. 3. Rắn có thể phóng xa tới 15m: Chrysopelea paradisi hay còn gọi là rắn bay thiên đường là một loài rắn được tìm thấy ở châu Á. Chúng có thể cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay.Loài rắn có thể bay hoặc “quăng xa” tới 50 feet (trên 15 mét), truyền từ cây nọ sang cây kia mà không phải bò xuống đất rồi lại leo lên.Đúng hơn thì trạng thái bay của rắn ở đây chính là trượt hoặc rơi từ độ cao xuống. Để “bay” được, rắn phải làm “phẳng” cơ thể sau đó chuyển động ở trạng thái hình chữ S, mang tính tịnh tiến đều. 4. Ăn thịt con đẻ: Theo nghiên cứu, rắn là loài động vật ăn thịt đồng loại nhiều nhất trong tự nhiên. Người ta đã nhiều lần ghi lại được cảnh rắn dùng nọc độc để tấn công con mồi, sau khi con mồi bị hạ gục nó bắt đầu nuốt chửng từ phía đầu.Nó dùng hàm để ngoạm sau đó dùng cột sống để ép và kéo con mồi vào trong. Khi đã nuốt hết con mồi, con rắn bắt đầu nôn ói dịch tiết để giảm áp dạ dày và giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng.Loài rắn chuông có thể ăn cả những con rắn do chúng đẻ ra nếu như những con này quá yếu không thể tồn tại được.>>>Xem thêm video: Chân dung gây kinh hãi của siêu quái vật đầu rắn 100 triệu tuổi. Nguồn: Lịch ngày tốt.
1. Nhịn ăn nhiều tháng vẫn sống sót: Rắn có thể không ăn hàng tháng trời nhưng vẫn phát triển bình thường về độ dài, điều này được thực hiện bằng cách tiết giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể tới 70%.
Trong giai đoạn đầu không ăn, tốc độ đốt cháy calo của rắn mang tính lựa chọn, tiêu hao mỡ dự trữ, sau đó tốc độ chuyển hóa giảm dần để giúp chúng tồn tại và đây cũng là tiêu chí giúp cho rắn tiến hóa.
Tuy đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhưng những bí ẩn liên quan đến khả năng nhịn ăn của loài rắn đến nay con người vẫn chưa tường hết.
2. Rắn độc bị chặt đứt đầu vẫn có thể cắn người: Có thể bạn cảm thấy kỳ lạ nhưng khi một con rắn hổ mang hay một loài rắn độc bị chặt đầu, chúng ta không nên dùng tay không cầm vào phần đầu rắn. "Vì rắn là loài nổi tiếng với khả năng duy trì phản xạ sau khi chết", theo Steven Beaupré, giáo sư sinh học tại Đại học Arkansas (Mỹ).
Cắn là một trong những phản xạ của các loài rắn độc như hổ mang hay rắn đuôi chuông, sau khi chúng bị chặt đầu (từ vài phút đến vài giờ).
Phản xạ cắn ở rắn độc mạnh hơn một số loài ăn thịt khác vì chúng sử dụng nhát cắn theo cách khác biệt. Ví dụ: hổ giết con mồi bằng cách cắn nhiều lần vào con mồi rồi giữ chặt. Nhưng với rắn độc, chúng chỉ dùng một nhát cắn trong thời gian rất nhanh.
3. Rắn có thể phóng xa tới 15m: Chrysopelea paradisi hay còn gọi là rắn bay thiên đường là một loài rắn được tìm thấy ở châu Á. Chúng có thể cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay.
Loài rắn có thể bay hoặc “quăng xa” tới 50 feet (trên 15 mét), truyền từ cây nọ sang cây kia mà không phải bò xuống đất rồi lại leo lên.
Đúng hơn thì trạng thái bay của rắn ở đây chính là trượt hoặc rơi từ độ cao xuống. Để “bay” được, rắn phải làm “phẳng” cơ thể sau đó chuyển động ở trạng thái hình chữ S, mang tính tịnh tiến đều.
4. Ăn thịt con đẻ: Theo nghiên cứu, rắn là loài động vật ăn thịt đồng loại nhiều nhất trong tự nhiên. Người ta đã nhiều lần ghi lại được cảnh rắn dùng nọc độc để tấn công con mồi, sau khi con mồi bị hạ gục nó bắt đầu nuốt chửng từ phía đầu.
Nó dùng hàm để ngoạm sau đó dùng cột sống để ép và kéo con mồi vào trong. Khi đã nuốt hết con mồi, con rắn bắt đầu nôn ói dịch tiết để giảm áp dạ dày và giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng.
Loài rắn chuông có thể ăn cả những con rắn do chúng đẻ ra nếu như những con này quá yếu không thể tồn tại được.
>>>Xem thêm video: Chân dung gây kinh hãi của siêu quái vật đầu rắn 100 triệu tuổi. Nguồn: Lịch ngày tốt.