Việc bơm nước sạch tới các hộ dân trong một thành phố đông người vốn bao gồm rất nhiều công đoạn và cần sự trợ giúp của máy móc phức tạp. Các hệ thống giám sát nhân tạo và sinh học phải đảm bảo rằng nước được bơm qua các đường ống của thành phố đủ an toàn mà không chứa các hóa chất có hại cho sức khỏe.Thế nhưng ở Poznań, một thành phố ở phía tây của Ba Lan, Nhà máy xử lý nước Dębiec là nơi chứa đựng một trong những bí mật thú vị và kỳ quặc nhất về vấn đề quản lý chất lượng nước trên thế giới.Một công ty xử lý nước sạch có tên Aquanet đã cho rằng hệ thống phức tạp đó hoàn toàn lỗi thời. Họ cho rằng cơ chế sinh học của thực vật sẽ đo được độ sạch của nước chính xác hơn máy móc rất nhiều.Để chứng minh điều này là đúng, công ty này đã sử dụng 8 con trai biển để...kiểm soát nước sạch cho thành phố triệu dân. Họ đã làm gì với những con trai biển tưởng chừng vô dụng này? Hệ thống sinh học lọc nước đặc biệt này bao gồm 8 con trai với các cảm biến nhiệt được gắn lên vỏ của chúng.8 con trai này sẽ làm việc cùng với một mạng lưới máy tính đã được trao quyền kiểm soát nguồn cung cấp nước của thành phố. Nếu nước sạch, những con trai này vẫn sẽ tiếp tục chăm chỉ làm việc.Tuy nhiên, khi chất lượng nước xuống quá thấp, chúng sẽ đóng vỏ lại, điều này đồng nghĩa với việc nguồn nước sạch cung cấp cho hàng triệu người trong thành phố cũng... đóng sập!Bất cứ khi nào một con trai đóng vỏ, nó sẽ đóng mạch điện thông qua một lò xo được dán vào vỏ, điều này sẽ cảnh báo cho máy tính rằng đã đến lúc phải tắt nguồn cấp nước.Công việc tiếp theo của máy tính là theo dõi các thông số thu được thông qua các cảm biến nhân tạo và tạo ra cảnh báo nếu có điều gì không ổn. Nếu bốn con trai cùng đóng vỏ, điều đó có nghĩa rằng nguồn nước đã ô nhiễm nặng và cả thành phố chuẩn bị...cắt nước.Trai biển là loài cần nước sạch, đủ oxy và ít tạp chất vật lý hoặc hóa học để phát triển. Điều này cho thấy mức độ nhạy cảm của chúng với những thay đổi về chất lượng nước, đưa đến ý tưởng dùng trai để kiểm soát nguồn nước sạch của các nhà khoa học Ba Lan.Theo báo cáo từ AquaNES, một dự án của Liên minh Châu Âu nhằm tích hợp các yếu tố dựa trên thiên nhiên vào hệ thống quản lý nước. Họ cho rằng nguồn nước chính của thành phố Poznań bắt nguồn từ sông Warta.Vấn đề duy nhất ở đây là sông Warta đi qua một số trung tâm dân cư đông đúc nhất của đất nước và một số khu vực công nghiệp lâu đời (nơi công nghiệp nặng đã xuất hiện từ cuối thế kỉ 19). Điều này tạo ra một mạng lưới mà qua đó sự ô nhiễm có thể xâm nhập vào nguồn nước uống của thành phố.Việc sử dụng trai để đo đạc hệ thống cấp nước tự động đã được thử nghiệm tại Viện Bảo vệ Nguồn nước tại Đại học A. Mickiewicz và thu về được những kết quả khá khả quan.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Việc bơm nước sạch tới các hộ dân trong một thành phố đông người vốn bao gồm rất nhiều công đoạn và cần sự trợ giúp của máy móc phức tạp. Các hệ thống giám sát nhân tạo và sinh học phải đảm bảo rằng nước được bơm qua các đường ống của thành phố đủ an toàn mà không chứa các hóa chất có hại cho sức khỏe.
Thế nhưng ở Poznań, một thành phố ở phía tây của Ba Lan, Nhà máy xử lý nước Dębiec là nơi chứa đựng một trong những bí mật thú vị và kỳ quặc nhất về vấn đề quản lý chất lượng nước trên thế giới.
Một công ty xử lý nước sạch có tên Aquanet đã cho rằng hệ thống phức tạp đó hoàn toàn lỗi thời. Họ cho rằng cơ chế sinh học của thực vật sẽ đo được độ sạch của nước chính xác hơn máy móc rất nhiều.
Để chứng minh điều này là đúng, công ty này đã sử dụng 8 con trai biển để...kiểm soát nước sạch cho thành phố triệu dân. Họ đã làm gì với những con trai biển tưởng chừng vô dụng này? Hệ thống sinh học lọc nước đặc biệt này bao gồm 8 con trai với các cảm biến nhiệt được gắn lên vỏ của chúng.
8 con trai này sẽ làm việc cùng với một mạng lưới máy tính đã được trao quyền kiểm soát nguồn cung cấp nước của thành phố. Nếu nước sạch, những con trai này vẫn sẽ tiếp tục chăm chỉ làm việc.
Tuy nhiên, khi chất lượng nước xuống quá thấp, chúng sẽ đóng vỏ lại, điều này đồng nghĩa với việc nguồn nước sạch cung cấp cho hàng triệu người trong thành phố cũng... đóng sập!
Bất cứ khi nào một con trai đóng vỏ, nó sẽ đóng mạch điện thông qua một lò xo được dán vào vỏ, điều này sẽ cảnh báo cho máy tính rằng đã đến lúc phải tắt nguồn cấp nước.
Công việc tiếp theo của máy tính là theo dõi các thông số thu được thông qua các cảm biến nhân tạo và tạo ra cảnh báo nếu có điều gì không ổn. Nếu bốn con trai cùng đóng vỏ, điều đó có nghĩa rằng nguồn nước đã ô nhiễm nặng và cả thành phố chuẩn bị...cắt nước.
Trai biển là loài cần nước sạch, đủ oxy và ít tạp chất vật lý hoặc hóa học để phát triển. Điều này cho thấy mức độ nhạy cảm của chúng với những thay đổi về chất lượng nước, đưa đến ý tưởng dùng trai để kiểm soát nguồn nước sạch của các nhà khoa học Ba Lan.
Theo báo cáo từ AquaNES, một dự án của Liên minh Châu Âu nhằm tích hợp các yếu tố dựa trên thiên nhiên vào hệ thống quản lý nước. Họ cho rằng nguồn nước chính của thành phố Poznań bắt nguồn từ sông Warta.
Vấn đề duy nhất ở đây là sông Warta đi qua một số trung tâm dân cư đông đúc nhất của đất nước và một số khu vực công nghiệp lâu đời (nơi công nghiệp nặng đã xuất hiện từ cuối thế kỉ 19). Điều này tạo ra một mạng lưới mà qua đó sự ô nhiễm có thể xâm nhập vào nguồn nước uống của thành phố.
Việc sử dụng trai để đo đạc hệ thống cấp nước tự động đã được thử nghiệm tại Viện Bảo vệ Nguồn nước tại Đại học A. Mickiewicz và thu về được những kết quả khá khả quan.