1. Chim bò chiêu (Pterorhinus sannio) dài 22-24 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, dễ bắt gặp tại VQG Hoàng Liên Sa Pa, khu BTTN Du Già, Quản Bạ, Tây Côn Lĩnh. Ảnh: eBird.Cá thể trưởng thành của loài chim này có thân nâu nhạt tương phản với viền mắt và má trắng nhạt, dưới đuôi hung nhạt, thân và phần dưới cơ thể điểm các sọc xám mờ. Ảnh: eBird.Con non có phần nâu trên cơ thể hung hơn, thân không có các sọc xám mờ. Mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 8, mỗi lứa đẻ 3 đến 4 trứng. Ảnh: eBird.Sinh cảnh của loài chim này là rừng thứ sinh, cây bụi, trảng cỏ, cây gỗ, tre nứa, nơi canh tác, phân bố ở độ cao 600-1,700 mét, thỉnh thoảng ghi nhận di chuyển xuống 250 mét. Ảnh: eBird.Trên phương diện bảo tồn, chim bò chiêu là loài động vật nguy cấp, quý hiếm, nằm trong nhóm IIB của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Ảnh: eBird.2. Chim bò chao (Pterorhinus perspicillatus) dài 28-32 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Ảnh: eBird.Cá thể trưởng thành của loài chim này có thân xám nâu với phần mặt đen rộng, phần dưới đuôi vàng nhạt. Ảnh: eBird.Con non có phần trên cơ thể và ngực nâu hơn, phần mặt đen nhạt và nhỏ hơn. Sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7, mỗi lứa đẻ 2 đến 5 trứng. Ảnh: eBird.Sinh cảnh của loài chim này là cây bụi, tre nứa, khu vực canh tác, gần làng bản, di chuyển theo đàn từ 6-12 cá thể, chỉ phân bố ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.Cũng như chim bò chiêu, chim bò chao là loài động vật nguy cấp, quý hiếm, nằm trong nhóm IIB của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP. Ảnh: eBird.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
1. Chim bò chiêu (Pterorhinus sannio) dài 22-24 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, dễ bắt gặp tại VQG Hoàng Liên Sa Pa, khu BTTN Du Già, Quản Bạ, Tây Côn Lĩnh. Ảnh: eBird.
Cá thể trưởng thành của loài chim này có thân nâu nhạt tương phản với viền mắt và má trắng nhạt, dưới đuôi hung nhạt, thân và phần dưới cơ thể điểm các sọc xám mờ. Ảnh: eBird.
Con non có phần nâu trên cơ thể hung hơn, thân không có các sọc xám mờ. Mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 8, mỗi lứa đẻ 3 đến 4 trứng. Ảnh: eBird.
Sinh cảnh của loài chim này là rừng thứ sinh, cây bụi, trảng cỏ, cây gỗ, tre nứa, nơi canh tác, phân bố ở độ cao 600-1,700 mét, thỉnh thoảng ghi nhận di chuyển xuống 250 mét. Ảnh: eBird.
Trên phương diện bảo tồn, chim bò chiêu là loài động vật nguy cấp, quý hiếm, nằm trong nhóm IIB của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Ảnh: eBird.
2. Chim bò chao (Pterorhinus perspicillatus) dài 28-32 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Ảnh: eBird.
Cá thể trưởng thành của loài chim này có thân xám nâu với phần mặt đen rộng, phần dưới đuôi vàng nhạt. Ảnh: eBird.
Con non có phần trên cơ thể và ngực nâu hơn, phần mặt đen nhạt và nhỏ hơn. Sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7, mỗi lứa đẻ 2 đến 5 trứng. Ảnh: eBird.
Sinh cảnh của loài chim này là cây bụi, tre nứa, khu vực canh tác, gần làng bản, di chuyển theo đàn từ 6-12 cá thể, chỉ phân bố ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.
Cũng như chim bò chiêu, chim bò chao là loài động vật nguy cấp, quý hiếm, nằm trong nhóm IIB của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP. Ảnh: eBird.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.