Prabhakar Raghavan, đứng đầu mảng Google Search, cho rằng các chatbot AI hiện tại có thể tạo ra cạm bẫy về thông tin với người dùng."Loại trí tuệ nhân tạo mọi người đang đang thảo luận đôi khi có thể dẫn đến một thứ gọi là ảo giác", Raghavan, Phó chủ tịch cấp cao của Alphabet và lãnh đạo bộ phận tìm kiếm Google Search, trả lời Welt am Sonntag (Đức) ngày 10/2. "Điều này thể hiện qua việc máy móc có thể cung cấp câu trả lời thuyết phục nhưng hoàn toàn bịa đặt".Raghavan cho biết Google nhận thấy sự cấp bách khi giới thiệu Bard AI, nhưng cũng muốn tỏ ra thận trọng vì "không muốn đánh lừa công chúng".Nhận xét của Raghavan được đưa ra trong bối cảnh Google vừa ra mắt Bard AI, chatbot với các tính năng tương tác giống con người và được xem là đối thủ của ChatGPT.Dù không nhắc đến, Reuters cho rằng Raghavan có vẻ đang ám chỉ sản phẩm của OpenAI.Trước đó, chính Mira Murati, CTO của OpenAI, cũng thừa nhận điểm yếu lớn nhất của ChatGPT là "có khả năng bịa ra sự thật, không phải câu trả lời lúc nào cũng đúng".Murati giải thích, về cơ bản ChatGPT là một mô hình đàm thoại lớn, một mạng nơron cỡ đại được đào tạo để có thể "đoán và nối từ" nhằm tiếp nối câu chuyện với người dùng một cách mạch lạc.Người sử dụng cũng có thể "dạy" ChatGPT câu trả lời chính xác cũng như cập nhật kiến thức mới. Tuy nhiên, điều này dẫn đến rủi ro là người dùng có thể cố tình đưa vào ChatGPT thông tin sai lệch.Google đã bị tụt hậu sau OpenAI, một công ty khởi nghiệp được Microsoft hỗ trợ với khoảng 10 tỉ đô la.Tháng 11/2022, OpenAI đã giới thiệu ChatGPT, khiến người dùng kinh ngạc với những phản hồi giống con người một cách ấn tượng đối với các truy vấn của người dùng. ChatGPT đã tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới và có số người dùng tăng chóng mặt.Để cạnh tranh với chatbot của đối thủ, Alphabet – công ty mẹ của Google đã giới thiệu Bard, chatbot của riêng mình, hôm 6/2. Tuy nhiên trong một video quảng cáo sau đó, Bard đã đưa ra một câu trả lời khiến giá trị thị trường của công ty mất 100 tỉ USD vào hôm 8/2.Alphabet, vẫn đang tiến hành thử nghiệm người dùng trên Bard và chưa cho biết khi nào ứng dụng có thể ra mắt công chúng. Raghavan nói: “Chúng tôi rõ ràng cảm thấy sự cấp bách, nhưng chúng tôi cũng cảm thấy trách nhiệm to lớn. Chúng tôi chắc chắn không muốn đánh lừa công chúng”.>>>Xem thêm video: ChatGPT, trí tuệ nhân tạo, nhiều ngành nghề sẽ trở nên lỗi thời. Nguồn: Kienthucnet.
Prabhakar Raghavan, đứng đầu mảng Google Search, cho rằng các chatbot AI hiện tại có thể tạo ra cạm bẫy về thông tin với người dùng.
"Loại trí tuệ nhân tạo mọi người đang đang thảo luận đôi khi có thể dẫn đến một thứ gọi là ảo giác", Raghavan, Phó chủ tịch cấp cao của Alphabet và lãnh đạo bộ phận tìm kiếm Google Search, trả lời Welt am Sonntag (Đức) ngày 10/2. "Điều này thể hiện qua việc máy móc có thể cung cấp câu trả lời thuyết phục nhưng hoàn toàn bịa đặt".
Raghavan cho biết Google nhận thấy sự cấp bách khi giới thiệu Bard AI, nhưng cũng muốn tỏ ra thận trọng vì "không muốn đánh lừa công chúng".
Nhận xét của Raghavan được đưa ra trong bối cảnh Google vừa ra mắt Bard AI, chatbot với các tính năng tương tác giống con người và được xem là đối thủ của ChatGPT.
Dù không nhắc đến, Reuters cho rằng Raghavan có vẻ đang ám chỉ sản phẩm của OpenAI.
Trước đó, chính Mira Murati, CTO của OpenAI, cũng thừa nhận điểm yếu lớn nhất của ChatGPT là "có khả năng bịa ra sự thật, không phải câu trả lời lúc nào cũng đúng".
Murati giải thích, về cơ bản ChatGPT là một mô hình đàm thoại lớn, một mạng nơron cỡ đại được đào tạo để có thể "đoán và nối từ" nhằm tiếp nối câu chuyện với người dùng một cách mạch lạc.
Người sử dụng cũng có thể "dạy" ChatGPT câu trả lời chính xác cũng như cập nhật kiến thức mới. Tuy nhiên, điều này dẫn đến rủi ro là người dùng có thể cố tình đưa vào ChatGPT thông tin sai lệch.
Google đã bị tụt hậu sau OpenAI, một công ty khởi nghiệp được Microsoft hỗ trợ với khoảng 10 tỉ đô la.
Tháng 11/2022, OpenAI đã giới thiệu ChatGPT, khiến người dùng kinh ngạc với những phản hồi giống con người một cách ấn tượng đối với các truy vấn của người dùng. ChatGPT đã tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới và có số người dùng tăng chóng mặt.
Để cạnh tranh với chatbot của đối thủ, Alphabet – công ty mẹ của Google đã giới thiệu Bard, chatbot của riêng mình, hôm 6/2. Tuy nhiên trong một video quảng cáo sau đó, Bard đã đưa ra một câu trả lời khiến giá trị thị trường của công ty mất 100 tỉ USD vào hôm 8/2.
Alphabet, vẫn đang tiến hành thử nghiệm người dùng trên Bard và chưa cho biết khi nào ứng dụng có thể ra mắt công chúng. Raghavan nói: “Chúng tôi rõ ràng cảm thấy sự cấp bách, nhưng chúng tôi cũng cảm thấy trách nhiệm to lớn. Chúng tôi chắc chắn không muốn đánh lừa công chúng”.
>>>Xem thêm video: ChatGPT, trí tuệ nhân tạo, nhiều ngành nghề sẽ trở nên lỗi thời. Nguồn: Kienthucnet.