Ngư dân Hatchai Niyomdecha, 37 tuổi, đang đi thu hoạch hàu trên bãi biển cùng gia đình ở tỉnh Si Thammarat của Thái Lan thì anh tìm thấy một chiếc phao vứt bỏ trôi dạt vào bờ biển.Trên chiếc phao có một số vỏ ốc, vỏ sò dính vào, Hatchai và người em trai Worachat Niyomdecha, 35 tuổi, mang về nhà. Ông Bangmad, 60 tuổi, cha của Hatchai đã làm sạch và tách ra thì bất ngờ nhìn thấy viên ngọc trai màu cam tuyệt đẹp có kích thước lớn hơn đồng xu 10 pence của Anh một chút.Viên ngọc trai nặng khoảng 7,68 gram. Cả gia đình sau đó quyết định đem viên ngọc trai kiểm tra giá trị. Được biết, đó là một viên ngọc trai Melo màu cam quý hiếm, loại đá quý cực kỳ đắt giá hình thành bên trong vỏ của một con ốc lớn có tên là Melo.Hatchai vô cùng bất ngờ khi biết rằng viên ngọc trai màu cam có giá trị 332.088 USD, tương đương khoảng gần 8 tỉ đồng.Từ lâu, ngọc trai được coi là biểu tượng cho sự quý phái và đẳng cấp của giới thượng lưu. Viên ngọc trai đắt nhất từng được bán là mặt dây chuyền của Marie Antoinette với giá 32 triệu USD (tương đương 744 tỷ đồng).Ngọc trai hình thành thông qua cơ chế tự vệ của loài nhuyễn thể. Khi có dị vật (thường là các sinh vật nhỏ, cát) lọt qua lớp vỏ và xâm nhập vào phần thân mềm của các loài trai/sò. Chúng sẽ phát triển và dần trở thành viên ngọc trai sáng bóng.Dù khó phân biệt bằng mắt thường nhưng ngọc trai tự nhiên vẫn có những tố chất đặc biệt mà ngọc trai nuôi không thể nào bắt chước được.Cụ thể, ngọc trai tự nhiên có kết cấu thành nhiều vòng đồng tâm (tương tự như các lớp của củ hành tây) và gần như 100% thành phần của nó đều là xà cừ..Trong khi ở ngọc trai nhân tạo, người mua có thể nhìn thấy kết cấu 2 phần không đồng nhất là nhân (dị vật được cấy vào) và lớp xà cừ.Đáng chú ý, lớp xà cừ ở ngọc trai nuôi chỉ tráng một lớp rất mỏng ở bên ngoài, điều này đồng nghĩa với việc một viên ngọc trai nuôi thực chất chỉ có một phần nhỏ là ngọc trai.Ngoài ra, ngọc trai nuôi sẽ phát triển theo hình dạng của nhân cấy. Do vậy, hầu hết các ngọc trai loại này rất đồng nhất về hình dáng, kích cỡ.Trong khi đó, ngọc trai tự nhiên lại khó có thể đạt hình tròn hoàn hảo, mà lại phát triển ngẫu nhiên theo đủ kiểu hình.
Ngư dân Hatchai Niyomdecha, 37 tuổi, đang đi thu hoạch hàu trên bãi biển cùng gia đình ở tỉnh Si Thammarat của Thái Lan thì anh tìm thấy một chiếc phao vứt bỏ trôi dạt vào bờ biển.
Trên chiếc phao có một số vỏ ốc, vỏ sò dính vào, Hatchai và người em trai Worachat Niyomdecha, 35 tuổi, mang về nhà. Ông Bangmad, 60 tuổi, cha của Hatchai đã làm sạch và tách ra thì bất ngờ nhìn thấy viên ngọc trai màu cam tuyệt đẹp có kích thước lớn hơn đồng xu 10 pence của Anh một chút.
Viên ngọc trai nặng khoảng 7,68 gram. Cả gia đình sau đó quyết định đem viên ngọc trai kiểm tra giá trị. Được biết, đó là một viên ngọc trai Melo màu cam quý hiếm, loại đá quý cực kỳ đắt giá hình thành bên trong vỏ của một con ốc lớn có tên là Melo.
Hatchai vô cùng bất ngờ khi biết rằng viên ngọc trai màu cam có giá trị 332.088 USD, tương đương khoảng gần 8 tỉ đồng.
Từ lâu, ngọc trai được coi là biểu tượng cho sự quý phái và đẳng cấp của giới thượng lưu. Viên ngọc trai đắt nhất từng được bán là mặt dây chuyền của Marie Antoinette với giá 32 triệu USD (tương đương 744 tỷ đồng).
Ngọc trai hình thành thông qua cơ chế tự vệ của loài nhuyễn thể. Khi có dị vật (thường là các sinh vật nhỏ, cát) lọt qua lớp vỏ và xâm nhập vào phần thân mềm của các loài trai/sò. Chúng sẽ phát triển và dần trở thành viên ngọc trai sáng bóng.
Dù khó phân biệt bằng mắt thường nhưng ngọc trai tự nhiên vẫn có những tố chất đặc biệt mà ngọc trai nuôi không thể nào bắt chước được.
Cụ thể, ngọc trai tự nhiên có kết cấu thành nhiều vòng đồng tâm (tương tự như các lớp của củ hành tây) và gần như 100% thành phần của nó đều là xà cừ.
.Trong khi ở ngọc trai nhân tạo, người mua có thể nhìn thấy kết cấu 2 phần không đồng nhất là nhân (dị vật được cấy vào) và lớp xà cừ.
Đáng chú ý, lớp xà cừ ở ngọc trai nuôi chỉ tráng một lớp rất mỏng ở bên ngoài, điều này đồng nghĩa với việc một viên ngọc trai nuôi thực chất chỉ có một phần nhỏ là ngọc trai.
Ngoài ra, ngọc trai nuôi sẽ phát triển theo hình dạng của nhân cấy. Do vậy, hầu hết các ngọc trai loại này rất đồng nhất về hình dáng, kích cỡ.
Trong khi đó, ngọc trai tự nhiên lại khó có thể đạt hình tròn hoàn hảo, mà lại phát triển ngẫu nhiên theo đủ kiểu hình.