Mặc dù thoạt nhìn hình dạng này có thể bị nhầm với một loại " đĩa bay" nào đó, nhưng nó chỉ đơn thuần là một đám mây, bản thân nhiếp ảnh gia nói với giới truyền thông rằng ông đã chứng kiến nhiều đám mây như vậy trên bầu trời phía trên Đảo Olkhon ở Hồ Baikal.Các chuyên gia đã quan sát mây trên Baikal trong nhiều thập kỷ. Họ lưu ý rằng thời tiết không có mây thường được thấy ở bờ phía tây của hồ, số giờ nắng ở đây thậm chí còn cao hơn ở một số khu nghỉ mát nổi tiếng.Cách đây không lâu, cư dân mạng Việt Nam cũng được dịp xôn xao với sự xuất hiện đám mấy kỳ lạ giống hình "đĩa bay" ngoài hành tinh tại núi Bà Đen (Tây Ninh) và núi Chứa Chan (Đồng Nai)." Mây đĩa bay" được giới khoa học gọi là mây dạng thấu kính, đó là những đám mây cố định hình thành chủ yếu ở tầng đối lưu, thường song song với hướng gió. Nhìn bên ngoài ta thấy giống như một chiếc thấu kính hoặc đĩa bay.Có ba loại mây dạng thấu kính chính: mây trung tích (Altocumulus) dạng thấu kính đứng, là các khối mây có cấu tạo hình cầu thành lớp hay các đường; mây tầng tích (Stratocumulus), giống thấu kính phẳng hoặc quả hạnh nhân.Loại mây này hình thành do sóng hấp dẫn từ gió đi qua chướng ngại vật tạo ra; mây ti tích (Cirrocumulus) là những đám mây mịn có dạng thấu kính.Chúng thường hình thành ở các đỉnh của sóng, có thể khá dài và thường có ranh giới rất rõ ràng, đôi khi nảy sinh hiện tượng mống mắt. Loại mây này hình thành khi không khí ổn định bị đẩy lên trên; phần lớn là do địa hình tạo ra (ví dụ như ngọn núi).Loại mây dạng thấu kính mà ta thấy trên đỉnh núi Bà Đen và núi Chứa Chan ở Tây Ninh thuộc loại mây trung tích, tiếng Latin là Altocumulus lenticularis. Nó là một đám mây dạng thấu kính, có thể giống đĩa bay hoặc bị nhầm với “vật thể bay không xác định”.Ngoài loại này, mây trung tích còn có các loại khác: dạng tầng (Ac str), bao gồm các tấm hoặc các đám mây dạng tầng tích tương đối bằng phẳng; dạng tháp (Ac cas), một đám mây hình tháp ở giữa, có thể phát triển theo chiều dọc đáng kể, báo hiệu cho sự gia tăng bất ổn định của khối không khí; dạng búi (Ac flo), là một đám mây ở giữa có dạng búi cho thấy sự bất ổn định lớn hơn.Mây trung tích dạng thấu kính thường hình thành khi không khí ẩm, ổn định va chạm với một vật thể đứng yên lớn, chẳng hạn như một tòa nhà hoặc một ngọn núi. Chúng có nhiều khả năng hình thành nhất khi hướng chúng di chuyển vuông góc với hướng gió.Hình ảnh mây dạng thấu kính hình đĩa bay ở thành phố Dublin, Ireland (30/6/2015)Hình ảnh đám mây xuất hiện trên bầu trời Dublin, thủ đô của Ireland và mây ở Tucson, Arizona, Mỹ (trên). David Roberts cũng đã chụp được ảnh mây dạng thấu kính ở núi Rainier, Washington, Mỹ.>>>Xem thêm video: Kỳ lạ mây thấu kính vây quanh đỉnh núi Bà Đen.
Mặc dù thoạt nhìn hình dạng này có thể bị nhầm với một loại " đĩa bay" nào đó, nhưng nó chỉ đơn thuần là một đám mây, bản thân nhiếp ảnh gia nói với giới truyền thông rằng ông đã chứng kiến nhiều đám mây như vậy trên bầu trời phía trên Đảo Olkhon ở Hồ Baikal.
Các chuyên gia đã quan sát mây trên Baikal trong nhiều thập kỷ. Họ lưu ý rằng thời tiết không có mây thường được thấy ở bờ phía tây của hồ, số giờ nắng ở đây thậm chí còn cao hơn ở một số khu nghỉ mát nổi tiếng.
Cách đây không lâu, cư dân mạng Việt Nam cũng được dịp xôn xao với sự xuất hiện đám mấy kỳ lạ giống hình "đĩa bay" ngoài hành tinh tại núi Bà Đen (Tây Ninh) và núi Chứa Chan (Đồng Nai).
" Mây đĩa bay" được giới khoa học gọi là mây dạng thấu kính, đó là những đám mây cố định hình thành chủ yếu ở tầng đối lưu, thường song song với hướng gió. Nhìn bên ngoài ta thấy giống như một chiếc thấu kính hoặc đĩa bay.
Có ba loại mây dạng thấu kính chính: mây trung tích (Altocumulus) dạng thấu kính đứng, là các khối mây có cấu tạo hình cầu thành lớp hay các đường; mây tầng tích (Stratocumulus), giống thấu kính phẳng hoặc quả hạnh nhân.
Loại mây này hình thành do sóng hấp dẫn từ gió đi qua chướng ngại vật tạo ra; mây ti tích (Cirrocumulus) là những đám mây mịn có dạng thấu kính.
Chúng thường hình thành ở các đỉnh của sóng, có thể khá dài và thường có ranh giới rất rõ ràng, đôi khi nảy sinh hiện tượng mống mắt. Loại mây này hình thành khi không khí ổn định bị đẩy lên trên; phần lớn là do địa hình tạo ra (ví dụ như ngọn núi).
Loại mây dạng thấu kính mà ta thấy trên đỉnh núi Bà Đen và núi Chứa Chan ở Tây Ninh thuộc loại mây trung tích, tiếng Latin là Altocumulus lenticularis. Nó là một đám mây dạng thấu kính, có thể giống đĩa bay hoặc bị nhầm với “vật thể bay không xác định”.
Ngoài loại này, mây trung tích còn có các loại khác: dạng tầng (Ac str), bao gồm các tấm hoặc các đám mây dạng tầng tích tương đối bằng phẳng; dạng tháp (Ac cas), một đám mây hình tháp ở giữa, có thể phát triển theo chiều dọc đáng kể, báo hiệu cho sự gia tăng bất ổn định của khối không khí; dạng búi (Ac flo), là một đám mây ở giữa có dạng búi cho thấy sự bất ổn định lớn hơn.
Mây trung tích dạng thấu kính thường hình thành khi không khí ẩm, ổn định va chạm với một vật thể đứng yên lớn, chẳng hạn như một tòa nhà hoặc một ngọn núi. Chúng có nhiều khả năng hình thành nhất khi hướng chúng di chuyển vuông góc với hướng gió.
Hình ảnh mây dạng thấu kính hình đĩa bay ở thành phố Dublin, Ireland (30/6/2015)
Hình ảnh đám mây xuất hiện trên bầu trời Dublin, thủ đô của Ireland và mây ở Tucson, Arizona, Mỹ (trên). David Roberts cũng đã chụp được ảnh mây dạng thấu kính ở núi Rainier, Washington, Mỹ.
>>>Xem thêm video: Kỳ lạ mây thấu kính vây quanh đỉnh núi Bà Đen.