Theo một ghi chép ở Anh thời trung cổ, năm 1110 sau Công nguyên là một năm đầy thảm họa. Nhiều đợt mưa lớn đã làm thiệt hại mùa màng, nạn đói rình rập khắp mọi nơi.Kỳ lạ hơn, trong một đêm định mệnh tháng 5 vào năm đó, Mặt trăng bỗng biến mất khỏi bầu trời. Không phải bị mây che phủ, cũng không phải bị che khuất bởi bóng của Trái Đất, suốt nhiều thế kỷ sau, vẫn chưa ai tìm ra được lời giải hợp lý cho hiện tượng lạ lùng đó.Nhà thiên văn học người Anh George Frederick Chambers đã viết về sự kiện này trong cuốn sách xuất bản năm 1899 của ông. Khoảng 800 năm sau khi nó xảy ra, ông Chambers đã xác định ngày xảy ra hiện tượng Mặt trăng biến mất là 5 tháng 5, dưới thời trị vì của vua Henry I (không cụ thể năm)."Toàn bộ sự việc xảy ra trước nửa đêm", ông Chambers viết, "đây rõ ràng là một ví dụ của hiện tượng nguyệt thực "đen" - khi Mặt trăng trở nên khá vô hình thay vì sáng lên màu đồng quen thuộc".Các nhà khoa học từng phỏng đoán rằng một vụ phun trào núi lửa Hekla của Iceland chính là thủ phạm. Núi Hekla, nằm ở cực nam của Iceland, được người châu Âu gọi là "Cổng vào địa ngục" trong thời Trung cổ do các vụ phun trào thường xuyên của nó.Tuy nhiên, nghiên cứu mới của một nhóm từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã bắt đầu làm hé lộ một số thông tin mới. Họ đã phân tích các lõi băng từ Iceland và Nam Cực, và cuối cùng xác định rằng ngày phun trào Hekla không trùng với mốc thời gian 1104 mà muộn hơn, vào năm 1110.Bên cạnh đó, sau khi xem xét các ghi chép thời trung cổ, các nhà khoa học đã tìm thấy một đoạn từ Biên niên sử Peterborough vào năm 1110: "Mặt trăng đã bị dập tắt hoàn toàn đến mức không nhìn thấy ánh sáng, hình cầu hay bất cứ thứ gì khác".Khi biết sự vắng mặt của Mặt trăng bắt đầu vào khoảng năm 1110, nhóm nghiên cứu cho rằng một cụm núi lửa phun trào từ năm 1108 đến năm 1110 rất có thể là nguyên nhân thật sự.Mặc dù chưa thể biết chắc chắn, nhưng mọi “ánh mắt” của các nhà khoa học đều hướng về đợt phun trào khổng lồ vào năm 1108 của núi lửa Asama của Nhật Bản.Đợt phun trào này lớn hơn nhiều lần so với vụ phun trào sau đó vào năm 1783, khiến 1.400 người thiệt mạng.Một bản ghi của một chính trị gia Nhật Bản, được các nhà nghiên cứu phát hiện và trích dẫn trong nghiên cứu Báo cáo Khoa học, nói rằng một vụ phun trào rất lớn của núi Asama ở Honshu bắt đầu vào cuối tháng 8 năm 1108 và tiếp tục kéo dài đến tháng 10 năm đó.Vụ phun trào năm 1108 tại Asama, được đội nghiên cứu gọi là "một trong nhiều sự kiện núi lửa lớn" lý giải cho "lượng aerosol ở tầng bình lưu, đủ để gây ra nguyệt thực tối".Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Theo một ghi chép ở Anh thời trung cổ, năm 1110 sau Công nguyên là một năm đầy thảm họa. Nhiều đợt mưa lớn đã làm thiệt hại mùa màng, nạn đói rình rập khắp mọi nơi.
Kỳ lạ hơn, trong một đêm định mệnh tháng 5 vào năm đó, Mặt trăng bỗng biến mất khỏi bầu trời. Không phải bị mây che phủ, cũng không phải bị che khuất bởi bóng của Trái Đất, suốt nhiều thế kỷ sau, vẫn chưa ai tìm ra được lời giải hợp lý cho hiện tượng lạ lùng đó.
Nhà thiên văn học người Anh George Frederick Chambers đã viết về sự kiện này trong cuốn sách xuất bản năm 1899 của ông. Khoảng 800 năm sau khi nó xảy ra, ông Chambers đã xác định ngày xảy ra hiện tượng Mặt trăng biến mất là 5 tháng 5, dưới thời trị vì của vua Henry I (không cụ thể năm).
"Toàn bộ sự việc xảy ra trước nửa đêm", ông Chambers viết, "đây rõ ràng là một ví dụ của hiện tượng nguyệt thực "đen" - khi Mặt trăng trở nên khá vô hình thay vì sáng lên màu đồng quen thuộc".
Các nhà khoa học từng phỏng đoán rằng một vụ phun trào núi lửa Hekla của Iceland chính là thủ phạm. Núi Hekla, nằm ở cực nam của Iceland, được người châu Âu gọi là "Cổng vào địa ngục" trong thời Trung cổ do các vụ phun trào thường xuyên của nó.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới của một nhóm từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã bắt đầu làm hé lộ một số thông tin mới. Họ đã phân tích các lõi băng từ Iceland và Nam Cực, và cuối cùng xác định rằng ngày phun trào Hekla không trùng với mốc thời gian 1104 mà muộn hơn, vào năm 1110.
Bên cạnh đó, sau khi xem xét các ghi chép thời trung cổ, các nhà khoa học đã tìm thấy một đoạn từ Biên niên sử Peterborough vào năm 1110: "Mặt trăng đã bị dập tắt hoàn toàn đến mức không nhìn thấy ánh sáng, hình cầu hay bất cứ thứ gì khác".
Khi biết sự vắng mặt của Mặt trăng bắt đầu vào khoảng năm 1110, nhóm nghiên cứu cho rằng một cụm núi lửa phun trào từ năm 1108 đến năm 1110 rất có thể là nguyên nhân thật sự.
Mặc dù chưa thể biết chắc chắn, nhưng mọi “ánh mắt” của các nhà khoa học đều hướng về đợt phun trào khổng lồ vào năm 1108 của núi lửa Asama của Nhật Bản.
Đợt phun trào này lớn hơn nhiều lần so với vụ phun trào sau đó vào năm 1783, khiến 1.400 người thiệt mạng.
Một bản ghi của một chính trị gia Nhật Bản, được các nhà nghiên cứu phát hiện và trích dẫn trong nghiên cứu Báo cáo Khoa học, nói rằng một vụ phun trào rất lớn của núi Asama ở Honshu bắt đầu vào cuối tháng 8 năm 1108 và tiếp tục kéo dài đến tháng 10 năm đó.
Vụ phun trào năm 1108 tại Asama, được đội nghiên cứu gọi là "một trong nhiều sự kiện núi lửa lớn" lý giải cho "lượng aerosol ở tầng bình lưu, đủ để gây ra nguyệt thực tối".