Các nhà nghiên cứu phát hiện thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà) đã va chạm với nhiều thiên hà khác trong lịch sử 13,8 tỷ năm của vũ trụ. Theo đó, Ngân Hà cũng được xem là một "quái vật" trong vũ trụ. Hiện nay, Ngân Hà đang trong quá trình "nuốt chửng" Đám mây Magellan Lớn (LMC).LMC là thiên hà lùn trong nhóm láng giềng của Ngân Hà. Nó là thiên hà thứ ba tính từ trung tâm Ngân Hà (sau Sag DEG và Canis Major) và có khối lượng gấp 10 tỷ lần Mặt trời.Đám mây Magellan Lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở Nam Bán cầu, vốn là thiên hà vệ tinh của Ngân Hà và có kích thước chỉ khoảng 10- 20% thiên hà chứa Trái đất.Theo các chuyên gia, Đám mây Magellan Lớn đang ngày càng tiến gần Ngân Hà, bước đầu cho một quá trình sáp nhập sẽ diễn tiến trong khoảng 2 tỉ năm tới.Tiến sĩ Eugene Vasiliev từ Đại học Cambridge (Anh), tác giả chính của nghiên cứu, cho hay nhóm chuyên gia phát hiện Ngân Hà bị bóp méo khi trong quá trình "nuốt chửng" Đám mây Magellan Lớn (LMC).Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện các ngôi sao và các luồng sao của Ngân Hà gần Đám mây Magellan Lớn (LMC) có quỹ đạo bị lệch. Trong số này, một số thay đổi cấu trúc khác cũng dược phát hiện trong Ngân Hà.Một số phần ở Ngân Hà nằm càng gần Đám mây Magellan Lớn càng bất thường. Điều này cho thấy thiên hà chứa Trái đất Milky Way chịu tác động từ "quái vật" LMC.Các nhà nghiên cứu mất khá nhiều thời gian để phát hiện những thay đổi của Ngân Hà do Đám mây Magellan Lớn gây ra. Khám phá mới cũng cho thấy vụ sáp nhập của Ngân Hà với Đám mây Magellan Lớn đã diễn ra.Sau khi hoàn thành việc "nuốt chửng" LMC, thiên hà chứa Trái đất Milky Way sẽ có một trận chiến khốc liệt với thiên hà Andromeda để hợp nhất thành một thiên hà khổng lồ.Mời độc giả xem video: Giải mã thứ lạ lùng chưa từng biết bên trong lõi Trái đất. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà) đã va chạm với nhiều thiên hà khác trong lịch sử 13,8 tỷ năm của vũ trụ. Theo đó, Ngân Hà cũng được xem là một "quái vật" trong vũ trụ. Hiện nay, Ngân Hà đang trong quá trình "nuốt chửng" Đám mây Magellan Lớn (LMC).
LMC là thiên hà lùn trong nhóm láng giềng của Ngân Hà. Nó là thiên hà thứ ba tính từ trung tâm Ngân Hà (sau Sag DEG và Canis Major) và có khối lượng gấp 10 tỷ lần Mặt trời.
Đám mây Magellan Lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở Nam Bán cầu, vốn là thiên hà vệ tinh của Ngân Hà và có kích thước chỉ khoảng 10- 20% thiên hà chứa Trái đất.
Theo các chuyên gia, Đám mây Magellan Lớn đang ngày càng tiến gần Ngân Hà, bước đầu cho một quá trình sáp nhập sẽ diễn tiến trong khoảng 2 tỉ năm tới.
Tiến sĩ Eugene Vasiliev từ Đại học Cambridge (Anh), tác giả chính của nghiên cứu, cho hay nhóm chuyên gia phát hiện Ngân Hà bị bóp méo khi trong quá trình "nuốt chửng" Đám mây Magellan Lớn (LMC).
Cụ thể, nhóm nghiên cứu phát hiện các ngôi sao và các luồng sao của Ngân Hà gần Đám mây Magellan Lớn (LMC) có quỹ đạo bị lệch. Trong số này, một số thay đổi cấu trúc khác cũng dược phát hiện trong Ngân Hà.
Một số phần ở Ngân Hà nằm càng gần Đám mây Magellan Lớn càng bất thường. Điều này cho thấy thiên hà chứa Trái đất Milky Way chịu tác động từ "quái vật" LMC.
Các nhà nghiên cứu mất khá nhiều thời gian để phát hiện những thay đổi của Ngân Hà do Đám mây Magellan Lớn gây ra. Khám phá mới cũng cho thấy vụ sáp nhập của Ngân Hà với Đám mây Magellan Lớn đã diễn ra.
Sau khi hoàn thành việc "nuốt chửng" LMC, thiên hà chứa Trái đất Milky Way sẽ có một trận chiến khốc liệt với thiên hà Andromeda để hợp nhất thành một thiên hà khổng lồ.
Mời độc giả xem video: Giải mã thứ lạ lùng chưa từng biết bên trong lõi Trái đất. Nguồn: Kienthuc.net.vn.