Trong những năm qua, các chuyên gia, nhà thiên văn đã nỗ lực tìm kiếm các hành tinh giống Trái đất nhất. Họ hy vọng sẽ tìm thấy hành tinh hội tụ đủ điều kiện cho phép sự sống phát triển. Trong số này, hành tinh Kepler 69c được đánh giá khá giống Trái đất.Cụ thể, các kính viễn vọng không gian của Mỹ, Nga, Trung Quốc... đã thực hiện các sứ mệnh nhằm xác định các hành tinh giống Trái đất trong dải thiên hà.Những hành tinh hội tụ đủ điều kiện có thể có sự sống phải tương đối nhỏ, cấu tạo từ đá và quay quanh ngôi sao mẹ trong "vùng có thể sinh sống" - nơi nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt hành tinh.Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà nghiên cứu xác định được một số hành tinh giống với Trái đất và có khả năng hỗ trợ sự sống cao. Trong số này có hành tinh Kepler 69c.Kepler-69c nằm cách Trái đất khoảng 2.700 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cyngus. Hành tinh này có kích thước lớn hơn hành tinh xanh khoảng 70%.Hành tinh Kepler-69c hoàn thành một vòng quỹ đạo hết 242 ngày. Điều này khiến vị trí trong hệ sao của nó giống với vị trí của sao Kim trong hệ Mặt trời.Nếu Kepler 69c giống như sao Kim thì đó sẽ là một hành tinh khá nóng. Bầu khí quyển trên Kepler 69c sẽ khiến thời tiết trong ngày vô cùng nóng.Nhiệt độ bề mặt của hành tinh này có thể lên tới 475 độ C. Áp suất khí quyển sẽ cao gấp hơn 90 lần so với Trái đất. Mức áp suất này twong đương như khi ở độ sâu 900m trong đại dương. Nếu có dạng sống nào tồn tại trên Kepler 69c thì chứng tỏ chúng có khả năng thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt.Hiện các nhà nghiên cứu chưa thể chắc chắn về thành phần cấu tạo của hành tinh Kepler-69c là đá hay ở dạng khí.Thêm nữa, ngôi sao mẹ của Kepler-69c chỉ phát sáng bằng khoảng 80% so với Mặt trời. Điều này khiến hành tinh này dường như vẫn nằm trong vùng có thể có sự sống.Mời độc giả xem video: Ngắm kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh to nhất thế giới. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Trong những năm qua, các chuyên gia, nhà thiên văn đã nỗ lực tìm kiếm các hành tinh giống Trái đất nhất. Họ hy vọng sẽ tìm thấy hành tinh hội tụ đủ điều kiện cho phép sự sống phát triển. Trong số này, hành tinh Kepler 69c được đánh giá khá giống Trái đất.
Cụ thể, các kính viễn vọng không gian của Mỹ, Nga, Trung Quốc... đã thực hiện các sứ mệnh nhằm xác định các hành tinh giống Trái đất trong dải thiên hà.
Những hành tinh hội tụ đủ điều kiện có thể có sự sống phải tương đối nhỏ, cấu tạo từ đá và quay quanh ngôi sao mẹ trong "vùng có thể sinh sống" - nơi nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt hành tinh.
Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà nghiên cứu xác định được một số hành tinh giống với Trái đất và có khả năng hỗ trợ sự sống cao. Trong số này có hành tinh Kepler 69c.
Kepler-69c nằm cách Trái đất khoảng 2.700 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cyngus. Hành tinh này có kích thước lớn hơn hành tinh xanh khoảng 70%.
Hành tinh Kepler-69c hoàn thành một vòng quỹ đạo hết 242 ngày. Điều này khiến vị trí trong hệ sao của nó giống với vị trí của sao Kim trong hệ Mặt trời.
Nếu Kepler 69c giống như sao Kim thì đó sẽ là một hành tinh khá nóng. Bầu khí quyển trên Kepler 69c sẽ khiến thời tiết trong ngày vô cùng nóng.
Nhiệt độ bề mặt của hành tinh này có thể lên tới 475 độ C. Áp suất khí quyển sẽ cao gấp hơn 90 lần so với Trái đất. Mức áp suất này twong đương như khi ở độ sâu 900m trong đại dương. Nếu có dạng sống nào tồn tại trên Kepler 69c thì chứng tỏ chúng có khả năng thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt.
Hiện các nhà nghiên cứu chưa thể chắc chắn về thành phần cấu tạo của hành tinh Kepler-69c là đá hay ở dạng khí.
Thêm nữa, ngôi sao mẹ của Kepler-69c chỉ phát sáng bằng khoảng 80% so với Mặt trời. Điều này khiến hành tinh này dường như vẫn nằm trong vùng có thể có sự sống.
Mời độc giả xem video: Ngắm kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh to nhất thế giới. Nguồn: Kienthuc.net.vn.