Thị trấn nhỏ Costesti ở Romania là ngôi nhà của những khối đá cuội phình to gọi là trovant. Từ lâu chúng đã trở thành đề tài thu hút sự hiếu kỳ của người dân địa phương với hình dáng kỳ lạ, khả năng sinh ra, lớn lên và tự di chuyển như vật sống.Tất cả những gì chúng cần là mưa và độ ẩm để sống và phát triển, sinh sôi. Không chỉ tăng kích thước mà chúng còn… sinh sôi nảy nở. Đó là lý do tại sao những viên đá Romania này chính thức được đưa vào danh sách các sinh vật sống.Trovant rất đa dạng về kích thước và hình dáng, một số có thể đặt vừa trong lòng bàn tay trong khi nhiều khối đá cao quá đầu người, thậm chí có kích thước lên tới 4,5 m.Trong hơn 100 trovant ghi nhận tại ít nhất 20 địa điểm, vài khối đá được khai quật sau khi nền cát xung quanh chúng bị khai thác.Vào mùa khô, chúng hoàn toàn bất động, giữ nguyên vị trí và không thay đổi kích thước. Tuy nhiên, khi mùa mưa đến, những viên đá sống động như nấm, bắt đầu tăng kích thước và thậm chí di chuyển.Sau những cơn mưa, chúng đạt kích thước khá lớn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một viên sỏi có kích thước bằng hạt cát có thể biến thành một tảng đá khổng lồ nặng vài tấn chỉ trong vài năm. Và, càng “già” đi, chúng càng phát triển chậm lại.Điều đáng kinh ngạc nhất là những tảng đá Trovant có cấu trúc của một cái cây, bên trong thớ đá cũng có những chiếc vòng như ở thân cây, cho thấy sự phát triển của chúng.Loại đá này được hình thành từ một loại cát xuất hiện cách đây hàng triệu năm trên Trái đất. Thực tế, những vụ động đất tạo ra loại đá lạ này đã xảy ra cách đây 6 triệu năm trước.Bên trong đá trovants là các lõi đá cứng, bên ngoài là lớp vỏ do cát cấu tạo nên.Tuy nhiên hiện tượng phình to của đá trovants được một số nhà khoa học lý giải rằng bên dưới lớp vỏ đá là một hàm lượng khoáng vật cao. Khi bề mặt đá bị ướt, loại khoáng chất này bắt đầu gây sức ép với lớp cát bên ngoài và khiến khối đa bắt đầu phình to.Các khối hình nhỏ khác nhau: bầu dục hoặc sần sùi như những đốm mụn xuất hiện trên mặt của các phiến đá. Đây là một dạng bê tông hóa với các hạt cát trầm tích hoặc đá liên kết với nhau bằng canxi cacbonat.Khi tiếp xúc với mưa lớn, canxi cacbonat của chúng có thể bị chảy đi và dần dần hình thành chu vi bên ngoài của đá theo thời gian. Không có nhiều tài liệu viết về quá trình này, nhưng nó được cho là chỉ xảy ra ở khoảng 4-5 cm trong hơn 1.200 năm.
Thị trấn nhỏ Costesti ở Romania là ngôi nhà của những khối đá cuội phình to gọi là trovant. Từ lâu chúng đã trở thành đề tài thu hút sự hiếu kỳ của người dân địa phương với hình dáng kỳ lạ, khả năng sinh ra, lớn lên và tự di chuyển như vật sống.
Tất cả những gì chúng cần là mưa và độ ẩm để sống và phát triển, sinh sôi. Không chỉ tăng kích thước mà chúng còn… sinh sôi nảy nở. Đó là lý do tại sao những viên đá Romania này chính thức được đưa vào danh sách các sinh vật sống.
Trovant rất đa dạng về kích thước và hình dáng, một số có thể đặt vừa trong lòng bàn tay trong khi nhiều khối đá cao quá đầu người, thậm chí có kích thước lên tới 4,5 m.
Trong hơn 100 trovant ghi nhận tại ít nhất 20 địa điểm, vài khối đá được khai quật sau khi nền cát xung quanh chúng bị khai thác.
Vào mùa khô, chúng hoàn toàn bất động, giữ nguyên vị trí và không thay đổi kích thước. Tuy nhiên, khi mùa mưa đến, những viên đá sống động như nấm, bắt đầu tăng kích thước và thậm chí di chuyển.
Sau những cơn mưa, chúng đạt kích thước khá lớn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một viên sỏi có kích thước bằng hạt cát có thể biến thành một tảng đá khổng lồ nặng vài tấn chỉ trong vài năm. Và, càng “già” đi, chúng càng phát triển chậm lại.
Điều đáng kinh ngạc nhất là những tảng đá Trovant có cấu trúc của một cái cây, bên trong thớ đá cũng có những chiếc vòng như ở thân cây, cho thấy sự phát triển của chúng.
Loại đá này được hình thành từ một loại cát xuất hiện cách đây hàng triệu năm trên Trái đất. Thực tế, những vụ động đất tạo ra loại đá lạ này đã xảy ra cách đây 6 triệu năm trước.
Bên trong đá trovants là các lõi đá cứng, bên ngoài là lớp vỏ do cát cấu tạo nên.
Tuy nhiên hiện tượng phình to của đá trovants được một số nhà khoa học lý giải rằng bên dưới lớp vỏ đá là một hàm lượng khoáng vật cao. Khi bề mặt đá bị ướt, loại khoáng chất này bắt đầu gây sức ép với lớp cát bên ngoài và khiến khối đa bắt đầu phình to.
Các khối hình nhỏ khác nhau: bầu dục hoặc sần sùi như những đốm mụn xuất hiện trên mặt của các phiến đá. Đây là một dạng bê tông hóa với các hạt cát trầm tích hoặc đá liên kết với nhau bằng canxi cacbonat.
Khi tiếp xúc với mưa lớn, canxi cacbonat của chúng có thể bị chảy đi và dần dần hình thành chu vi bên ngoài của đá theo thời gian. Không có nhiều tài liệu viết về quá trình này, nhưng nó được cho là chỉ xảy ra ở khoảng 4-5 cm trong hơn 1.200 năm.