" Lỗ sâu" chính là thuật ngữ thiên văn chỉ những điểm dị thường đóng vai trò "cánh cửa thần kỳ", giúp các vật thể được vận chuyển xuyên không - thời gian chỉ trong tích tắc.Trong nghiên cứu vừa công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society cho rằng chính lỗ đen siêu khối rất sáng, còn hoạt động ở trung tâm một số thiên hà (AGN) là lối vào đường hầm xuyên không - thời gian này.Các tác giả người Nga đã nghiên cứu AGN gần nhất trong thiên hà Centarus A, cách trái đất 13 triệu năm ánh sáng để kiểm tra mức độ năng lượng và bức xạ của nó. Thiên hà Milky Way chứa Trái đất cũng sở hữu một lỗ đen thuộc dạng "quái vật", nhưng không may nó đã rơi vào trạng thái "ngủ đông" từ rất lâu.Chúng ta biết rất ít về cấu trúc bên trong các lỗ sâu, nhưng về mặt lý thuyết, tàu vũ trụ của con người đủ bền vững để đi qua chúng. Trở ngại lớn nhất là đó có thể phải là những con tàu tự hành: bức xạ khủng khiếp trong các lỗ sâu đục đủ sức giết chết mọi phi hành gia dù có được bảo hộ kỹ càng.Lỗ sâu là một lối đi trên lý thuyết xuyên qua không-thời gian, tạo nên lối tắt cho các cuộc hành trình dài qua vũ trụ. Lỗ sâu được tiên đoán bởi thuyết tương đối rộng của Albert Einstein.Lỗ sâu lần đầu tiên được lý thuyết hoá vào năm 1916, mặc dù vào thời điểm đó, khái niệm “lỗ sâu” còn chưa được gọi tên như bây giờ. Trong khi đang xem xét các giải pháp do nhiều nhà vật lý đưa ra cho các phương trình trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, nhà vật lý học người Australia, Ludwig Flamm đã nhận ra các giải pháp đó là khả thi.Ông đã miêu tả một “lỗ trắng“, một giả định đảo ngược với lỗ đen. Lối vào cả hai lỗ đen và lỗ trắng có thể được liên kết bằng một “ống dẫn không-thời gian”.Vào năm 1935, Einstein và nhà vật lý học Nathan Rosen đã vận dụng thuyết tương đối rộng dựng nên một ý tưởng, đề xuất sự tồn tại của “những cầu nối” xuyên qua không - thời gian.Những cầu nối này liên kết hai điểm khác nhau trong không-thời gian, nhờ đó trên lý thuyết tạo nên một lối tắt, có thể làm giảm thời gian và khoảng cách du hành. Những lối tắt đó được gọi là cầu Einstein-Rosen, hay lỗ sâu.Lỗ sâu nguyên thuỷ ban đầu được tiên đoán tồn tại ở cấp độ vi mô, khoảng 10-33 cm. Tuy nhiên, khi vũ trụ mở rộng ra, một vài lỗ sâu sẽ bị kéo giãn ra tới kích thước rộng hơn.Các lỗ sâu giả thuyết Einstein-Rosen sẽ không có tác dụng gì đối với việc du hành vì chúng sụp đổ quá nhanh.Nếu một lỗ sâu chứa lượng đủ lượng vật chất lạ, dù tự có hay được tác nhân bên ngoài thêm vào, thì theo lý thuyết có thể sử dụng lỗ sâu này để gửi thông tin hoặc đưa hành khách đi xuyên qua không gian.
" Lỗ sâu" chính là thuật ngữ thiên văn chỉ những điểm dị thường đóng vai trò "cánh cửa thần kỳ", giúp các vật thể được vận chuyển xuyên không - thời gian chỉ trong tích tắc.
Trong nghiên cứu vừa công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society cho rằng chính lỗ đen siêu khối rất sáng, còn hoạt động ở trung tâm một số thiên hà (AGN) là lối vào đường hầm xuyên không - thời gian này.
Các tác giả người Nga đã nghiên cứu AGN gần nhất trong thiên hà Centarus A, cách trái đất 13 triệu năm ánh sáng để kiểm tra mức độ năng lượng và bức xạ của nó. Thiên hà Milky Way chứa Trái đất cũng sở hữu một lỗ đen thuộc dạng "quái vật", nhưng không may nó đã rơi vào trạng thái "ngủ đông" từ rất lâu.
Chúng ta biết rất ít về cấu trúc bên trong các lỗ sâu, nhưng về mặt lý thuyết, tàu vũ trụ của con người đủ bền vững để đi qua chúng. Trở ngại lớn nhất là đó có thể phải là những con tàu tự hành: bức xạ khủng khiếp trong các lỗ sâu đục đủ sức giết chết mọi phi hành gia dù có được bảo hộ kỹ càng.
Lỗ sâu là một lối đi trên lý thuyết xuyên qua không-thời gian, tạo nên lối tắt cho các cuộc hành trình dài qua vũ trụ. Lỗ sâu được tiên đoán bởi thuyết tương đối rộng của Albert Einstein.
Lỗ sâu lần đầu tiên được lý thuyết hoá vào năm 1916, mặc dù vào thời điểm đó, khái niệm “lỗ sâu” còn chưa được gọi tên như bây giờ. Trong khi đang xem xét các giải pháp do nhiều nhà vật lý đưa ra cho các phương trình trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, nhà vật lý học người Australia, Ludwig Flamm đã nhận ra các giải pháp đó là khả thi.
Ông đã miêu tả một “lỗ trắng“, một giả định đảo ngược với lỗ đen. Lối vào cả hai lỗ đen và lỗ trắng có thể được liên kết bằng một “ống dẫn không-thời gian”.
Vào năm 1935, Einstein và nhà vật lý học Nathan Rosen đã vận dụng thuyết tương đối rộng dựng nên một ý tưởng, đề xuất sự tồn tại của “những cầu nối” xuyên qua không - thời gian.
Những cầu nối này liên kết hai điểm khác nhau trong không-thời gian, nhờ đó trên lý thuyết tạo nên một lối tắt, có thể làm giảm thời gian và khoảng cách du hành. Những lối tắt đó được gọi là cầu Einstein-Rosen, hay lỗ sâu.
Lỗ sâu nguyên thuỷ ban đầu được tiên đoán tồn tại ở cấp độ vi mô, khoảng 10-33 cm. Tuy nhiên, khi vũ trụ mở rộng ra, một vài lỗ sâu sẽ bị kéo giãn ra tới kích thước rộng hơn.
Các lỗ sâu giả thuyết Einstein-Rosen sẽ không có tác dụng gì đối với việc du hành vì chúng sụp đổ quá nhanh.
Nếu một lỗ sâu chứa lượng đủ lượng vật chất lạ, dù tự có hay được tác nhân bên ngoài thêm vào, thì theo lý thuyết có thể sử dụng lỗ sâu này để gửi thông tin hoặc đưa hành khách đi xuyên qua không gian.