Khi nhắc đến sa mạc Sahara, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh những cồn cát trải dài dường như bất tận. Trong số đó, nổi bật là những cồn cát sao (hay còn gọi cồn cát có dạng sao).Được coi là những "kỳ quan" của sa mạc Sahara, cồn cát sao có đặc điểm chung là chúng bồi tụ tựa như các kim tự tháp cao khoảng 100 - 300m và khi nhìn từ trên cao xuống khá giống hình các ngôi sao.Với đặc điểm dị thường như vậy, các cồn cát sao đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Trong nghiên cứu mới công bố trên Scientific Reports, các nhà nghiên cứu cho hay cồn cát sao hình thành ở những nơi gió đổi hướng quanh năm.Charlie Bristow, nhà trầm tích học đến từ Đại học Birkbeck (Anh), cho biết, các cồn cát thường hình thành ở những khu vực có chế độ gió phức tạp bởi vì điều này dẫn tới tích tụ cát tại một khu vực nhất định.Theo các nhà nghiên cứu, cồn cát sao đặc biệt hiếm khi chỉ chiếm tổng số 10% số cồn cát trên các sa mạc trên Trái đất. Trong số này, một số cồn cát sao được các chuyên gia xác nhận có niên đại từ vài trăm năm tuổi cho đến hơn 200 triệu tuổi.Các chuyên gia cố gắng tìm hiểu cấu trúc bên trong các cồn cát sao để có thể giúp xác định rõ hơn về tàn tích sa thạch cũng như lịch sử hình thành của Trái đất.Để thu thập dữ liệu về cồn cát sao, ông Bristow và đồng tác giả nghiên cứu Geoff Duller của Đại học Aberystwyth và các đồng nghiệp đã sử dụng radar xuyên đất để có thể phát hiện những khác biệt nhỏ về kích thước hạt cát và hàm lượng nước bên dưới bề mặt cồn cát. Kỹ thuật này cho phép các nhà nghiên cứu xây dựng một bức tranh toàn cảnh về các lớp bên trong cồn cát.Họ cũng đào hào để lấy mẫu cát bị chôn vùi từ lâu. Thạch anh trong cát tích lũy bức xạ từ các nguồn tự nhiên trong Trái đất khi bị chôn vùi. Bằng cách chiếu tia laser lên thạch anh, các nhà nghiên cứu có thể đo bức xạ này và xác định thời điểm cuối cùng cát nhìn thấy bề mặt.Thông qua phương pháp này, nhóm nghiên cứu phát hiện những cồn cát sao cao khoảng 100m ở sa mạc Sahara được hình thành cách đây khoảng 12.000 - 13.000 năm. Trong đó, những lớp đầu tiên của cồn cát sao tại sa mạc Sahara được hình thành khi nơi này còn khá ẩm ướt, cây cối mọc xanh tốt và có nhiều hồ nước.Tình hình này kéo dài cho tới khoảng 4.000 năm trước. Sau khi kết thúc "thời kỳ ẩm ướt", sa mạc Sahara trở nên khô cằn, khắc nghiệt như ngày nay. Trải qua nhiều năm, gió thay đổi hướng liên tục đã tác động đến sự hình thành cồn cát sao.Mời độc giả xem video: Xúc động bức tượng "Em bé khổng lồ" nằm cô đơn giữa sa mạc.
Khi nhắc đến sa mạc Sahara, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh những cồn cát trải dài dường như bất tận. Trong số đó, nổi bật là những cồn cát sao (hay còn gọi cồn cát có dạng sao).
Được coi là những "kỳ quan" của sa mạc Sahara, cồn cát sao có đặc điểm chung là chúng bồi tụ tựa như các kim tự tháp cao khoảng 100 - 300m và khi nhìn từ trên cao xuống khá giống hình các ngôi sao.
Với đặc điểm dị thường như vậy, các cồn cát sao đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Trong nghiên cứu mới công bố trên Scientific Reports, các nhà nghiên cứu cho hay cồn cát sao hình thành ở những nơi gió đổi hướng quanh năm.
Charlie Bristow, nhà trầm tích học đến từ Đại học Birkbeck (Anh), cho biết, các cồn cát thường hình thành ở những khu vực có chế độ gió phức tạp bởi vì điều này dẫn tới tích tụ cát tại một khu vực nhất định.
Theo các nhà nghiên cứu, cồn cát sao đặc biệt hiếm khi chỉ chiếm tổng số 10% số cồn cát trên các sa mạc trên Trái đất. Trong số này, một số cồn cát sao được các chuyên gia xác nhận có niên đại từ vài trăm năm tuổi cho đến hơn 200 triệu tuổi.
Các chuyên gia cố gắng tìm hiểu cấu trúc bên trong các cồn cát sao để có thể giúp xác định rõ hơn về tàn tích sa thạch cũng như lịch sử hình thành của Trái đất.
Để thu thập dữ liệu về cồn cát sao, ông Bristow và đồng tác giả nghiên cứu Geoff Duller của Đại học Aberystwyth và các đồng nghiệp đã sử dụng radar xuyên đất để có thể phát hiện những khác biệt nhỏ về kích thước hạt cát và hàm lượng nước bên dưới bề mặt cồn cát. Kỹ thuật này cho phép các nhà nghiên cứu xây dựng một bức tranh toàn cảnh về các lớp bên trong cồn cát.
Họ cũng đào hào để lấy mẫu cát bị chôn vùi từ lâu. Thạch anh trong cát tích lũy bức xạ từ các nguồn tự nhiên trong Trái đất khi bị chôn vùi. Bằng cách chiếu tia laser lên thạch anh, các nhà nghiên cứu có thể đo bức xạ này và xác định thời điểm cuối cùng cát nhìn thấy bề mặt.
Thông qua phương pháp này, nhóm nghiên cứu phát hiện những cồn cát sao cao khoảng 100m ở sa mạc Sahara được hình thành cách đây khoảng 12.000 - 13.000 năm. Trong đó, những lớp đầu tiên của cồn cát sao tại sa mạc Sahara được hình thành khi nơi này còn khá ẩm ướt, cây cối mọc xanh tốt và có nhiều hồ nước.
Tình hình này kéo dài cho tới khoảng 4.000 năm trước. Sau khi kết thúc "thời kỳ ẩm ướt", sa mạc Sahara trở nên khô cằn, khắc nghiệt như ngày nay. Trải qua nhiều năm, gió thay đổi hướng liên tục đã tác động đến sự hình thành cồn cát sao.
Mời độc giả xem video: Xúc động bức tượng "Em bé khổng lồ" nằm cô đơn giữa sa mạc.