Không giống sư tử, báo đốm hay các loài mèo hoang dã khác, báo săn không thể cất tiếng gầm, mà nó phát ra tiếng kêu chiêm chiếp (chirp) như chim. Nguyên nhân tiếng kêu động vật kỳ dị này là do các xương tuyến giáp trong cổ họng của loài này có hình dạng khác với những loài mèo khác.Đà điểu đực thường duy trì sự im lặng, nhưng đến thời gian giao phối, chúng sẽ phát ra âm thanh riêng. Chúng lấp đầy không khí vào cái túi ở cái cổ dài của mình để tạo ra một âm thanh thật kêu cho con cái biết nó đã sẵn sàng.Cá heo mỏ thiếu dây thanh âm, nhưng như vậy không có nghĩa là loài này không thể phát ra tiếng kêu. Các nhà khoa học cho rằng cá heo không tạo ra âm thanh qua miệng mà qua mô nhỏ hình môi trong mũi của chúng. Khi không khí đi qua, các mô rung sẽ tạo ra âm thanh. Tiếng kêu của loài này được miêu tả kêu lách cách, rít và cọt cẹt. Chúng sử dụng những âm thanh này để di chuyển, giao tiếp, săn mồi, và lẩn tránh kẻ thù.Gấu túi Koala phát ra âm thanh như một con lợn. Loài này cũng không thể sử dụng thanh quản giống như con người, mà sử dụng các nếp gấp đặc biệt trong mũi tương tự như cá heo để phát ra âm thanh.Giống như người, voi dùng dây thanh âm trong thanh quản tạo ra âm thanh. Tuy nhiên, thanh quản của voi lớn hơn người tới tám lần nên âm thanh chúng phát ra âm thanh như gầm gừ. Tuy nhiên, âm thanh gầm gừ phát ra không quá rõ.Hải mã phát ra âm thanh giống như huýt sáo. Tiếng kêu được tạo ra trong các túi bơm hơi được gọi là túi họng nằm ở hai bên thực quản của con vật.Cáo đỏ có hơn 20 âm thanh liên lạc khác nhau. Một trong những âm thanh phổ biến nhất là tiếng kêu giống như sủa. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con cáo ở các vùng khác nhau có tiếng sủa hơi khác nhau, cho phép chúng nhận ra nhau trong tự nhiên.Một số loài động vật bắt chước các âm thanh và hành vi của loài khác. Hiện tượng này phổ biến ở các loài chim và cũng được quan sát thấy ở loài ngựa. Ngựa có thể bắt chước hành vi của nhau hoặc của con người.Hươu đỏ đực có thể thỉnh thoảng phát ra tiếng gầm nhẹ. Để phát ra được âm thanh, loài này hạ thấp vị trí của thanh quản ở sâu trong cổ họng của nó xuống.Nai sừng tấm núi Rocky tạo ra một âm thanh kì quặc để thu hút bạn tình trong mùa sinh sản. Âm thanh của nó bắt đầu bằng một tiếng rít, rồi kéo dài khoảng vài giây trước khi tạo ra một chuỗi các âm thanh nhỏ khác, giống như âm thanh đầy thách thức của tiếng kèn trận trong chiến tranh.Chim nhại có thể nhại mọi thứ tiếng. Loài này có khả năng bắt chước tiếng kêu của nhiều loài chim khác nhau, đôi khi là âm thanh của côn trùng hay động vật lưỡng cư.Thú có túi Brushtail. Loài thú này có thể phát ra âm thanh giống như chiếc cưa máy khi nó rít thanh quản của mình. Một số con khác lại có thể tạo ra những tiếng như một chiếc xe đang lên ga. Mời quý vị xem video: Thú vị những động vật biết dùng mưu kế
Không giống sư tử, báo đốm hay các loài mèo hoang dã khác, báo săn không thể cất tiếng gầm, mà nó phát ra tiếng kêu chiêm chiếp (chirp) như chim. Nguyên nhân tiếng kêu động vật kỳ dị này là do các xương tuyến giáp trong cổ họng của loài này có hình dạng khác với những loài mèo khác.
Đà điểu đực thường duy trì sự im lặng, nhưng đến thời gian giao phối, chúng sẽ phát ra âm thanh riêng. Chúng lấp đầy không khí vào cái túi ở cái cổ dài của mình để tạo ra một âm thanh thật kêu cho con cái biết nó đã sẵn sàng.
Cá heo mỏ thiếu dây thanh âm, nhưng như vậy không có nghĩa là loài này không thể phát ra tiếng kêu. Các nhà khoa học cho rằng cá heo không tạo ra âm thanh qua miệng mà qua mô nhỏ hình môi trong mũi của chúng. Khi không khí đi qua, các mô rung sẽ tạo ra âm thanh. Tiếng kêu của loài này được miêu tả kêu lách cách, rít và cọt cẹt. Chúng sử dụng những âm thanh này để di chuyển, giao tiếp, săn mồi, và lẩn tránh kẻ thù.
Gấu túi Koala phát ra âm thanh như một con lợn. Loài này cũng không thể sử dụng thanh quản giống như con người, mà sử dụng các nếp gấp đặc biệt trong mũi tương tự như cá heo để phát ra âm thanh.
Giống như người, voi dùng dây thanh âm trong thanh quản tạo ra âm thanh. Tuy nhiên, thanh quản của voi lớn hơn người tới tám lần nên âm thanh chúng phát ra âm thanh như gầm gừ. Tuy nhiên, âm thanh gầm gừ phát ra không quá rõ.
Hải mã phát ra âm thanh giống như huýt sáo. Tiếng kêu được tạo ra trong các túi bơm hơi được gọi là túi họng nằm ở hai bên thực quản của con vật.
Cáo đỏ có hơn 20 âm thanh liên lạc khác nhau. Một trong những âm thanh phổ biến nhất là tiếng kêu giống như sủa. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con cáo ở các vùng khác nhau có tiếng sủa hơi khác nhau, cho phép chúng nhận ra nhau trong tự nhiên.
Một số loài động vật bắt chước các âm thanh và hành vi của loài khác. Hiện tượng này phổ biến ở các loài chim và cũng được quan sát thấy ở loài ngựa. Ngựa có thể bắt chước hành vi của nhau hoặc của con người.
Hươu đỏ đực có thể thỉnh thoảng phát ra tiếng gầm nhẹ. Để phát ra được âm thanh, loài này hạ thấp vị trí của thanh quản ở sâu trong cổ họng của nó xuống.
Nai sừng tấm núi Rocky tạo ra một âm thanh kì quặc để thu hút bạn tình trong mùa sinh sản. Âm thanh của nó bắt đầu bằng một tiếng rít, rồi kéo dài khoảng vài giây trước khi tạo ra một chuỗi các âm thanh nhỏ khác, giống như âm thanh đầy thách thức của tiếng kèn trận trong chiến tranh.
Chim nhại có thể nhại mọi thứ tiếng. Loài này có khả năng bắt chước tiếng kêu của nhiều loài chim khác nhau, đôi khi là âm thanh của côn trùng hay động vật lưỡng cư.
Thú có túi Brushtail. Loài thú này có thể phát ra âm thanh giống như chiếc cưa máy khi nó rít thanh quản của mình. Một số con khác lại có thể tạo ra những tiếng như một chiếc xe đang lên ga.
Mời quý vị xem video: Thú vị những động vật biết dùng mưu kế