Vào ngày 14/9, Khu dự trữ thiên nhiên Đông Châu-Khe Nước Trong, tỉnh Quảng Bình thông tin dự án bảo tồn gà lôi lam mào trắng sẽ được thực hiện với nhiều hoạt động để phục hồi, nhân nuôi loài chim trĩ đặc hữu này thông qua sự hỗ trợ các tổ chức quốc tế.Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam mới phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án hỗ trợ bảo tồn và bảo vệ gà lôi lam mào trắng ở Việt Nam tại khu vực rừng Động Châu-Khe Nước Trong huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.Dự án do Vườn thú Berlin (Đức) và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Keidaren (Nhật Bản) tài trợ với kinh phí 20.000 Euro và 4.070.000 JPI (tức hơn 1,1 tỷ đồng). Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện dự án bảo tồn và bảo vệ gà lôi lam mào trắng từ tháng 9/2022 - 8/2023.Dự án trên bao gồm các các hoạt động chủ yếu là: xây dựng vận hành trạm nhân nuôi bảo tồn Gà lôi lam mào trắng và trung tâm giáo dục môi trường; chuẩn bị nguồn giống với số lượng, chất lượng phù hợp (được huấn luyện các tập tính hoang dã và thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết trong vùng phân bố lịch sử của loài này) cho chương trình tái thả, phục hồi loài này trong tự nhiên; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo vệ động vật hoang dã nói chung, gà lôi lam mào trắng nói riêng.Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) thuộc danh mục Động vật sách đỏ Việt Nam và là loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.Loài gà lôi lam mào trắng chỉ phân bố ở 4 tỉnh của Việt Nam là: Hà Tĩnh (Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ), Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền).Gà lôi lam mào trắng là loài duy nhất trong 3 phân loài gà lôi lam (gồm gà lôi lam mào trắng, gà lôi lam mào đen và gà lôi lam đuôi trắng) được công nhận và có tên trong sách đỏ của IUCN với mức "rất nguy cấp".Gà lôi lam mào trắng lần đầu tiên được miêu tả tại Việt Nam là năm 1896. Khi ấy, 4 cá thể gà lôi lam mào trắng do các nhà truyền giáo Pháp thu được tại Quảng Trị (mẫu tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia, Paris, Pháp).Từ năm 1923 - 1929, nhà khoa học Jean Delacour tổ chức 7 chuyến nghiên cứu ở Đông Dương và thu được 64 cá thể gà lôi lam mào trắng, trong đó 28 cá thể được vận chuyển sang Pháp. Sau đó, khoảng hơn 1.000 cá thể gà lôi lam mào trắng được nhân lên trong điều kiện nuôi nhốt. Mục đích của nhà tự nhiên học Jean Delacour khi đưa chúng về Pháp là để phục vụ mục đích nghiên cứu.Sau Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về nhân giống bảo tồn các loài chim Trĩ của Hội Bảo tồn Chim Trĩ thế giới (WPA) tổ chức tại Bỉ vào tháng 9/1993, WPA tặng Vườn thú Hà Nội 4 cặp gà lôi lam mào trắng để bảo tồn, nhân giống.Mời độc giả xem video: Giả danh công an Đồng Tháp để cướp... 4 con gà. Nguồn: THĐT1.
Vào ngày 14/9, Khu dự trữ thiên nhiên Đông Châu-Khe Nước Trong, tỉnh Quảng Bình thông tin dự án bảo tồn gà lôi lam mào trắng sẽ được thực hiện với nhiều hoạt động để phục hồi, nhân nuôi loài chim trĩ đặc hữu này thông qua sự hỗ trợ các tổ chức quốc tế.
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam mới phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án hỗ trợ bảo tồn và bảo vệ gà lôi lam mào trắng ở Việt Nam tại khu vực rừng Động Châu-Khe Nước Trong huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Dự án do Vườn thú Berlin (Đức) và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Keidaren (Nhật Bản) tài trợ với kinh phí 20.000 Euro và 4.070.000 JPI (tức hơn 1,1 tỷ đồng). Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện dự án bảo tồn và bảo vệ gà lôi lam mào trắng từ tháng 9/2022 - 8/2023.
Dự án trên bao gồm các các hoạt động chủ yếu là: xây dựng vận hành trạm nhân nuôi bảo tồn Gà lôi lam mào trắng và trung tâm giáo dục môi trường; chuẩn bị nguồn giống với số lượng, chất lượng phù hợp (được huấn luyện các tập tính hoang dã và thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết trong vùng phân bố lịch sử của loài này) cho chương trình tái thả, phục hồi loài này trong tự nhiên; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo vệ động vật hoang dã nói chung, gà lôi lam mào trắng nói riêng.
Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) thuộc danh mục Động vật sách đỏ Việt Nam và là loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
Loài gà lôi lam mào trắng chỉ phân bố ở 4 tỉnh của Việt Nam là: Hà Tĩnh (Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ), Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền).
Gà lôi lam mào trắng là loài duy nhất trong 3 phân loài gà lôi lam (gồm gà lôi lam mào trắng, gà lôi lam mào đen và gà lôi lam đuôi trắng) được công nhận và có tên trong sách đỏ của IUCN với mức "rất nguy cấp".
Gà lôi lam mào trắng lần đầu tiên được miêu tả tại Việt Nam là năm 1896. Khi ấy, 4 cá thể gà lôi lam mào trắng do các nhà truyền giáo Pháp thu được tại Quảng Trị (mẫu tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia, Paris, Pháp).
Từ năm 1923 - 1929, nhà khoa học Jean Delacour tổ chức 7 chuyến nghiên cứu ở Đông Dương và thu được 64 cá thể gà lôi lam mào trắng, trong đó 28 cá thể được vận chuyển sang Pháp. Sau đó, khoảng hơn 1.000 cá thể gà lôi lam mào trắng được nhân lên trong điều kiện nuôi nhốt. Mục đích của nhà tự nhiên học Jean Delacour khi đưa chúng về Pháp là để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Sau Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về nhân giống bảo tồn các loài chim Trĩ của Hội Bảo tồn Chim Trĩ thế giới (WPA) tổ chức tại Bỉ vào tháng 9/1993, WPA tặng Vườn thú Hà Nội 4 cặp gà lôi lam mào trắng để bảo tồn, nhân giống.