Mùa dịch COVID-19, trong khi nhiều phương tiện công cộng phải tạm dừng hoạt động để tránh lây lan virus corona thì một chiếc xe với tên gọi " xe giãn cách xã hội'' ra đời.Đây là sản phẩm của một kỹ sư Ấn Độ - Anh Partha Saha ở bang Tripura, với ý tưởng cải tiến xe máy điện thông thường thành phương tiện đảm bảo yêu cầu giãn cách trong mùa dịch bệnh.Để tạo ra chiếc xe “độc nhất vô nhị” này, anh Saha lấy khung của một chiếc xe máy chạy bằng xăng thông thường. Để xe vẫn đi như bình thường mà đảm bảo khoảng cách, anh tự chế phần khung siêu dài giữa ghế lái và ghế ngồi sau.Nhờ đó, mà hai người đi cùng nhau nhưng vẫn cách nhau một khoảng an toàn 1,5 mét theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế.Nam kỹ sư 39 tuổi cũng thay thế động cơ xăng thành động cơ DC 750W với pin sạc 48V, giúp chiếc ''xe máy giãn cách xã hội " chạy được tới 80km trong duy nhất một lần sạc.Kể từ khi hình ảnh chiếc xe máy độc đáo xuất hiện trên mạng xã hội, truyền thông anh, Saha được đông đảo mọi người ca ngợi. Thậm chí Tỉnh trưởng tỉnh Tripura, ông Biplab Kumar Deb, còn chúc mừng Saha trên mạng xã hội Twitter.Chia sẻ với tờ The Indian Express, người sáng chế xe giãn cách xã hội cho biết, mục đích của anh khi tạo nên chiếc xe này chỉ là để đưa cô con gái 9 tuổi tới trường học khi lệnh giãn cách được hủy bỏ. Anh không muốn con gái phải chen chúc trên xe buýt đông đúc.Tuy nhiên quá trình xin giấy phép lưu thông phương tiện tự chế trên đường phố sẽ rất phức tạp và tốn thời gian.Theo kỹ sư Ấn Độ, anh cũng không có ý định biến chiếc xe của mình thành một sản phẩm thương mại. Thay vào đó, anh mong muốn sử dụng nó như công cụ nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của việc giãn cách xã hội trong mùa dịch.Anh Saha sáng tạo chiếc xe giãn cách xã hội ngay trong gara của mình.Kỹ sư Ấn Độ cùng con gái ngồi trên chiếc xe độc đáo.Chiếc xe máy giãn cách xã hội của kỹ sư Ấn Độ. Nguồn: Youtube
Mùa dịch COVID-19, trong khi nhiều phương tiện công cộng phải tạm dừng hoạt động để tránh lây lan virus corona thì một chiếc xe với tên gọi " xe giãn cách xã hội'' ra đời.
Đây là sản phẩm của một kỹ sư Ấn Độ - Anh Partha Saha ở bang Tripura, với ý tưởng cải tiến xe máy điện thông thường thành phương tiện đảm bảo yêu cầu giãn cách trong mùa dịch bệnh.
Để tạo ra chiếc xe “độc nhất vô nhị” này, anh Saha lấy khung của một chiếc xe máy chạy bằng xăng thông thường. Để xe vẫn đi như bình thường mà đảm bảo khoảng cách, anh tự chế phần khung siêu dài giữa ghế lái và ghế ngồi sau.
Nhờ đó, mà hai người đi cùng nhau nhưng vẫn cách nhau một khoảng an toàn 1,5 mét theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế.
Nam kỹ sư 39 tuổi cũng thay thế động cơ xăng thành động cơ DC 750W với pin sạc 48V, giúp chiếc ''xe máy giãn cách xã hội " chạy được tới 80km trong duy nhất một lần sạc.
Kể từ khi hình ảnh chiếc xe máy độc đáo xuất hiện trên mạng xã hội, truyền thông anh, Saha được đông đảo mọi người ca ngợi. Thậm chí Tỉnh trưởng tỉnh Tripura, ông Biplab Kumar Deb, còn chúc mừng Saha trên mạng xã hội Twitter.
Chia sẻ với tờ The Indian Express, người sáng chế xe giãn cách xã hội cho biết, mục đích của anh khi tạo nên chiếc xe này chỉ là để đưa cô con gái 9 tuổi tới trường học khi lệnh giãn cách được hủy bỏ. Anh không muốn con gái phải chen chúc trên xe buýt đông đúc.
Tuy nhiên quá trình xin giấy phép lưu thông phương tiện tự chế trên đường phố sẽ rất phức tạp và tốn thời gian.
Theo kỹ sư Ấn Độ, anh cũng không có ý định biến chiếc xe của mình thành một sản phẩm thương mại. Thay vào đó, anh mong muốn sử dụng nó như công cụ nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của việc giãn cách xã hội trong mùa dịch.
Anh Saha sáng tạo chiếc xe giãn cách xã hội ngay trong gara của mình.
Kỹ sư Ấn Độ cùng con gái ngồi trên chiếc xe độc đáo.
Chiếc xe máy giãn cách xã hội của kỹ sư Ấn Độ. Nguồn: Youtube