Hiện loài cu li nhỏ này đang bị đe doạ tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới và đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Những năm gần đây, lực lượng chức năng liên tục phát hiện các cá thể loài động vật quý hiếm này bị buôn bán trái phép và đã đưa chúng thả về tự nhiên. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ TrungCu li lùn, hay cu li nhỏ, có tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, là một loài linh trưởng độc đáo thuộc phân họ cu li chỉ xuất hiện tại các khu rừng ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ TrungĐây là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB theo quy định tại Nghị định 32/ 2006/ NĐ - CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ TrungChúng có vị trí đặc biệt trong nghiên cứu tiến hoá và thích nghi với đời sống trên cây. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ TrungHiền lành, dễ thương nên loài culi được nhiều người ở Việt Nam nhận về nuôi làm cảnh mà không biết nó chứa chất độc có thể gây tử vong. Nguồn ảnh: ArkiveCác nhà nghiên cứu tìm thấy hợp chất ở cu li có chất độc. Nọc độc được kích hoạt bằng cách kết hợp mồ hôi từ cánh tay với nước bọt, gây nguy hiểm cho con người và có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời cứu chữa. Nguồn ảnh: Arkive Nọc độc của cu li ngoài tác dụng bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng, còn dùng để phòng vệ chống lại kẻ thù. Phần độc này nằm ở phần trong của cánh tay trước và được tiết ra cùng mồ hôi. Khi cu li liếm phải chất độc sẽ theo tuyến nước bọt, nên nếu không may bị loài này cắn, con mồi cảm thấy đau đớn toàn thân. Nguồn ảnh: ArkiveLà sinh vật bị cấm nuôi nhốt, nhưng nhiều người vẫn bất chấp nuôi con vật này làm cảnh. Để tránh bị độc, họ tàn nhẫn bằng cách bẻ hết những chiếc răng sắc nhọn của chúng để không bị cắn và truyền nọc độc. Hành động đó theo các nhà khoa học sẽ khiến cu li bị chảy máu và nhiễm trùng, dẫn đến chết. Nguồn ảnh: ArkiveCu li còn gọi là "cù lần", "mắc cỡ" bởi theo dân gian, chúng không dám ngẩng mặt lên nhìn ban ngày vì nhút nhát, sợ hãi. Còn dưới góc nhìn khoa học, cu li có đôi mắt to và độ mở lớn nên có ích trong đêm tối hơn là ban ngày. Nguồn ảnh: ArkiveVào ban ngày, độ mở lớn của mắt khiến chúng tiếp nhận cường độ ánh sáng nhiều hơn, có thể làm mù lòa, vì vậy chúng thường giấu mắt cuộn vào bên trong cơ thể, ngủ ngày. Nguồn ảnh: ArkiveLoài linh trưởng nguyên thủy này có nhiều điểm độc đáo khác với hầu hết các họ hàng là những loài vượn, khỉ khác. Với trọng lượng khi trưởng thành không đến 4 lạng, cu li lùn là loài linh trưởng nhỏ nhất Việt Nam, và là một trong những loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới. Nguồn ảnh: ArkiveNơi sống chủ yếu của cu li lùn là rừng thường xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Chúng sống đơn độc, lặng lẽ, hoặc thành nhóm 3 - 4 con, di chuyển nhẹ nhàng chậm chạp chuyền từ cành này sang cành khác. Nguồn ảnh: ArkiveĐể bảo vệ loài vật quý hiếm này, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân về bảo vệ động vật hoang dã, nhất là bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý hiếm. Nguồn ảnh: Arkive Mời quý vị xem video: Cây đa cổ mọc trên đá quý hiếm bậc nhất Việt Nam
Hiện loài cu li nhỏ này đang bị đe doạ tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới và đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Những năm gần đây, lực lượng chức năng liên tục phát hiện các cá thể loài động vật quý hiếm này bị buôn bán trái phép và đã đưa chúng thả về tự nhiên. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ Trung
Cu li lùn, hay cu li nhỏ, có tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, là một loài linh trưởng độc đáo thuộc phân họ cu li chỉ xuất hiện tại các khu rừng ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ Trung
Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB theo quy định tại Nghị định 32/ 2006/ NĐ - CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ Trung
Chúng có vị trí đặc biệt trong nghiên cứu tiến hoá và thích nghi với đời sống trên cây. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ Trung
Hiền lành, dễ thương nên loài culi được nhiều người ở Việt Nam nhận về nuôi làm cảnh mà không biết nó chứa chất độc có thể gây tử vong. Nguồn ảnh: Arkive
Các nhà nghiên cứu tìm thấy hợp chất ở cu li có chất độc. Nọc độc được kích hoạt bằng cách kết hợp mồ hôi từ cánh tay với nước bọt, gây nguy hiểm cho con người và có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời cứu chữa. Nguồn ảnh: Arkive
Nọc độc của cu li ngoài tác dụng bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng, còn dùng để phòng vệ chống lại kẻ thù. Phần độc này nằm ở phần trong của cánh tay trước và được tiết ra cùng mồ hôi. Khi cu li liếm phải chất độc sẽ theo tuyến nước bọt, nên nếu không may bị loài này cắn, con mồi cảm thấy đau đớn toàn thân. Nguồn ảnh: Arkive
Là sinh vật bị cấm nuôi nhốt, nhưng nhiều người vẫn bất chấp nuôi con vật này làm cảnh. Để tránh bị độc, họ tàn nhẫn bằng cách bẻ hết những chiếc răng sắc nhọn của chúng để không bị cắn và truyền nọc độc. Hành động đó theo các nhà khoa học sẽ khiến cu li bị chảy máu và nhiễm trùng, dẫn đến chết. Nguồn ảnh: Arkive
Cu li còn gọi là "cù lần", "mắc cỡ" bởi theo dân gian, chúng không dám ngẩng mặt lên nhìn ban ngày vì nhút nhát, sợ hãi. Còn dưới góc nhìn khoa học, cu li có đôi mắt to và độ mở lớn nên có ích trong đêm tối hơn là ban ngày. Nguồn ảnh: Arkive
Vào ban ngày, độ mở lớn của mắt khiến chúng tiếp nhận cường độ ánh sáng nhiều hơn, có thể làm mù lòa, vì vậy chúng thường giấu mắt cuộn vào bên trong cơ thể, ngủ ngày. Nguồn ảnh: Arkive
Loài linh trưởng nguyên thủy này có nhiều điểm độc đáo khác với hầu hết các họ hàng là những loài vượn, khỉ khác. Với trọng lượng khi trưởng thành không đến 4 lạng, cu li lùn là loài linh trưởng nhỏ nhất Việt Nam, và là một trong những loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới. Nguồn ảnh: Arkive
Nơi sống chủ yếu của cu li lùn là rừng thường xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Chúng sống đơn độc, lặng lẽ, hoặc thành nhóm 3 - 4 con, di chuyển nhẹ nhàng chậm chạp chuyền từ cành này sang cành khác. Nguồn ảnh: Arkive
Để bảo vệ loài vật quý hiếm này, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân về bảo vệ động vật hoang dã, nhất là bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý hiếm. Nguồn ảnh: Arkive
Mời quý vị xem video: Cây đa cổ mọc trên đá quý hiếm bậc nhất Việt Nam