Trong hành trình về với đất Tổ Vua Hùng, du khách nhất định phải đến tham quan Bảo tàng Hùng Vương nằm trên đường Trần Phú, thành phố Việt Trì- Phú Thọ.
Hiện ở Bảo tàng Hùng Vương đang trưng bày 2 ngôi mộ cổ thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên, được thiết kế trong một gian trưng bày riêng, có âm thanh - ánh sáng rất độc đáo, mang tính huyền bí.
Hai ngôi mộ cổ được tìm thấy ở di chỉ xóm Dền thuộc huyện Phù Ninh, cách Đền Hùng khoảng 5km. Ngôi mộ thứ nhất là của một nam giới, độ tuổi từ 35-40. Khi được khai quật, bộ xương còn nguyên vẹn và đặc biệt còn 18 chiếc răng nguyên vẹn. Ngôi mộ thứ hai là thi thể của một người nữ, tuổi từ 15-20. Khi đưa về bảo tàng, bộ xương nữ giới chỉ còn xương từ khu vực thắt lưng trở lên. Hai ngôi mộ này được khai quật ở độ sâu từ 1,5m-1,8m.
Di chỉ xóm Dền bắt đầu được khai quật từ năm 1968. Khi đưa 2 bộ xương về trưng bày tại đây, người ta phải đưa cả khối đất ở khu vực này và luôn được bảo quản trong môi trường lạnh. Khi khách đến tham quan, mọi người có thể dùng ống nhòm để nhìn rõ bộ xương.
Để mai táng người chết và để bảo quản xương cốt cho đến tận ngày nay vẫn đang là câu hỏi lớn chưa có lời giải. Các nhà khoa học khẳng định, 2 bộ xương này có niên đại từ 3500 năm đến 4000 năm, trùng với nền văn hóa Phùng Nguyên.
Trước khi chiêm ngưỡng hiện vật độc đáo này, hướng dẫn viên sẽ tắt đèn để du khách xem 2 thước phim (mỗi phim dài 3-4 phút) giới thiệu khái quát về di chỉ xóm Dền- nơi khai quật ra 2 ngôi mộ cổ. Thước phim thứ hai tái hiện đời sống của con người thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên và quan niệm của con người về sự sống và cái chết (do VTV2 sản xuất năm 2009).
Hình ảnh con người thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên.
Hiện vật đá được tìm thấy trong 2 ngôi mộ cổ hoặc ở các vị trí xung quanh.
Các công cụ lao động, đồ trang sức ... bằng đá được chế tác đạt đến độ tinh xảo.
Gian trưng bày về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- một tín ngưỡng văn hóa độc đáo của người dân nước Việt cũng là một điểm dừng chân ấn tượng tại Bảo tàng Hùng Vương.
Trong Lễ hội Đền Hùng thường có lễ rước kiệu của các xã vùng ven khu vực Đền Hùng. Đây là 1 trong những kiệu rước của xã Hùng Lô. Năm 1918, chiếc kiệu này được đánh giá là kiệu đẹp nhất Lễ hội Đền Hùng. Và đây là bản sao được trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương.
Trong Lễ hội Đền Hùng, kiệu đi đầu của xã Hy Cương và kiệu thứ hai của xã Hùng Lô (thành phố Việt Trì)
Bảo tàng Hùng Vương tiền thân là bảo tàng tỉnh Vĩnh Phú, năm 1997 khi tách tỉnh thì đổi tên là Bảo tàng Phú Thọ và năm 2010 chính thức có tên là Bảo tàng Hùng Vương. Hình tượng biểu trưng của bảo tàng là cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, giải thích nguồn gốc cha rồng, mẹ tiên của dân tộc Việt Nam. Nhóm tượng này được làm hoàn toàn bằng đồng, cao 3,8m chưa kể bệ đỡ.
Hiện nay, trên cả nước có 1417 di tích thờ tự vua Hùng, vợ con vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng Vương dựng nước. Chỉ tính riêng ở tỉnh Phú Thọ hiện có 345 di tích, lớn nhất là di tích Đền Hùng. Trong ảnh: Du khách tham quan Bảo tàng Hùng Vương.
Trong hành trình về với đất Tổ Vua Hùng, du khách nhất định phải đến tham quan Bảo tàng Hùng Vương nằm trên đường Trần Phú, thành phố Việt Trì- Phú Thọ.
Hiện ở Bảo tàng Hùng Vương đang trưng bày 2 ngôi
mộ cổ thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên, được thiết kế trong một gian trưng bày riêng, có âm thanh - ánh sáng rất độc đáo, mang tính huyền bí.
Hai ngôi mộ cổ được tìm thấy ở di chỉ xóm Dền thuộc huyện Phù Ninh, cách Đền Hùng khoảng 5km. Ngôi mộ thứ nhất là của một nam giới, độ tuổi từ 35-40. Khi được khai quật, bộ xương còn nguyên vẹn và đặc biệt còn 18 chiếc răng nguyên vẹn. Ngôi mộ thứ hai là thi thể của một người nữ, tuổi từ 15-20. Khi đưa về bảo tàng, bộ xương nữ giới chỉ còn xương từ khu vực thắt lưng trở lên. Hai ngôi mộ này được khai quật ở độ sâu từ 1,5m-1,8m.
Di chỉ xóm Dền bắt đầu được khai quật từ năm 1968. Khi đưa 2 bộ xương về trưng bày tại đây, người ta phải đưa cả khối đất ở khu vực này và luôn được bảo quản trong môi trường lạnh. Khi khách đến tham quan, mọi người có thể dùng ống nhòm để nhìn rõ
bộ xương.
Để mai táng người chết và để
bảo quản xương cốt cho đến tận ngày nay vẫn đang là câu hỏi lớn chưa có lời giải. Các nhà khoa học khẳng định, 2 bộ xương này có niên đại từ 3500 năm đến 4000 năm, trùng với nền văn hóa Phùng Nguyên.
Trước khi chiêm ngưỡng hiện vật độc đáo này, hướng dẫn viên sẽ tắt đèn để du khách xem 2 thước phim (mỗi phim dài 3-4 phút) giới thiệu khái quát về di chỉ xóm Dền- nơi khai quật ra 2 ngôi mộ cổ. Thước phim thứ hai tái hiện đời sống của con người thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên và quan niệm của con người về sự sống và cái chết (do VTV2 sản xuất năm 2009).
Hình ảnh con người thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên.
Hiện vật đá được tìm thấy trong 2 ngôi mộ cổ hoặc ở các vị trí xung quanh.
Các công cụ lao động, đồ trang sức ... bằng đá được chế tác đạt đến độ tinh xảo.
Gian trưng bày về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- một tín ngưỡng văn hóa độc đáo của người dân nước Việt cũng là một điểm dừng chân ấn tượng tại Bảo tàng Hùng Vương.
Trong Lễ hội Đền Hùng thường có lễ rước kiệu của các xã vùng ven khu vực Đền Hùng. Đây là 1 trong những kiệu rước của xã Hùng Lô. Năm 1918, chiếc kiệu này được đánh giá là kiệu đẹp nhất Lễ hội Đền Hùng. Và đây là bản sao được trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương.
Trong Lễ hội Đền Hùng, kiệu đi đầu của xã Hy Cương và kiệu thứ hai của xã Hùng Lô (thành phố Việt Trì)
Bảo tàng Hùng Vương tiền thân là bảo tàng tỉnh Vĩnh Phú, năm 1997 khi tách tỉnh thì đổi tên là Bảo tàng Phú Thọ và năm 2010 chính thức có tên là Bảo tàng Hùng Vương. Hình tượng biểu trưng của bảo tàng là cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, giải thích nguồn gốc cha rồng, mẹ tiên của dân tộc Việt Nam. Nhóm tượng này được làm hoàn toàn bằng đồng, cao 3,8m chưa kể bệ đỡ.
Hiện nay, trên cả nước có 1417 di tích thờ tự vua Hùng, vợ con vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng Vương dựng nước. Chỉ tính riêng ở tỉnh Phú Thọ hiện có 345 di tích, lớn nhất là di tích Đền Hùng. Trong ảnh: Du khách tham quan Bảo tàng Hùng Vương.