Có thể nói, những "anh chàng" chuột cũng rất sáng tạo trong cách cưa cẩm các "cô nàng". Ít ai ngờ, tiếng hát lại chính là chiêu cưa gái lợi hại giúp loài chuột tìm được bạn tình một cách dễ dàng.Chuột có thể không hát để xin ăn, nhưng chuột lại hát để lấy lòng bạn tình. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, Mỹ, đã phát hiện ra điều này khi họ nghe trộm những con chuột đực trong phòng thí nghiệm.Các nhà khoa học đã ghi âm những tiếng phát ra chói tai của 45 con chuột đực, họ nhanh chóng tìm thấy những âm thanh cao độ này có những đoạn lặp lại đều đặn, hay còn gọi là motif, thay đổi theo thời gian. Nói theo cách khác, chúng có thể được coi là bài hát.Những bài hát của chuột, khi được giảm xuống vài quãng tám để con người có thể nghe dễ dàng, thì có vẻ không khác gì tiếng hót của chim. Có thể so sánh bài hát của chuột với điệu hót của những con chim mới lớn, chỉ tạo ra những motif đơn giản.Đến mùa sinh sản, khi chuột đực bắt gặp đối tượng bạn tình ưng ý, nó sẽ phát ra một loạt tiếng kêu líu lo, chút chít phức tạp, nghe rất giống tiếng chim hótTiếng kêu của loài chuột phát ra có tần số âm thanh cao hơn con người nhiều lần.Những tiếng kêu rít của loài chuột đều truyền đi các tín hiệu thông tin giao tiếp, không đơn thuần được phát ra ngẫu nhiên, mà loài chuột sử dụng hàng loạt cách thức để thể hiện những cung bậc âm thanh khác nhau.Khi ngửi thấy được mùi nước tiểu của bạn tình, những anh chàng chuột đực đột nhiên phát ra âm thanh ríu rít phức tạp. Như thể, chúng đang gọi mời bạn tình đến với mình.Bạn tình xuất hiện, chuột đực thường có xu hướng chuyển sang một bài hát đơn giản hơn. Điều này giúp con đực tiết kiệm năng lượng để theo đuổi và tán tỉnh đối phương nhiều hơnCác nhà nghiên cứu đã thử tìm hiểu bài hát dạng nào của chuột đực sẽ thu hút được con cái và kết quả khá bất ngờ là những bài hát càng phức tạp bao nhiêu lại càng thu hút được con cái bấy nhiêu.Tuy vũ khí cưa gái của chuột không thể so sánh với một con chim hoàng yến trưởng thành, nhưng nếu chuột được học từ một "gia sư" giống như ở chim, chúng có thể sở hữu một năng khiếu rộng lớn hơn.Nghiên cứu chỉ ra chuột có vùng điều chỉnh tiếng nói não trước, giống như tìm thấy ở người. Chuột đực có khả năng hát bài hát nhạc phức tạp khi tiếp xúc với chuột cái với tần số âm thanh 50 đến 100 KHz. Mời quý vị xem video: Thích thú những loài động vật vui nhộn
Có thể nói, những "anh chàng" chuột cũng rất sáng tạo trong cách cưa cẩm các "cô nàng". Ít ai ngờ, tiếng hát lại chính là chiêu cưa gái lợi hại giúp loài chuột tìm được bạn tình một cách dễ dàng.
Chuột có thể không hát để xin ăn, nhưng chuột lại hát để lấy lòng bạn tình. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, Mỹ, đã phát hiện ra điều này khi họ nghe trộm những con chuột đực trong phòng thí nghiệm.
Các nhà khoa học đã ghi âm những tiếng phát ra chói tai của 45 con chuột đực, họ nhanh chóng tìm thấy những âm thanh cao độ này có những đoạn lặp lại đều đặn, hay còn gọi là motif, thay đổi theo thời gian. Nói theo cách khác, chúng có thể được coi là bài hát.
Những bài hát của chuột, khi được giảm xuống vài quãng tám để con người có thể nghe dễ dàng, thì có vẻ không khác gì tiếng hót của chim. Có thể so sánh bài hát của chuột với điệu hót của những con chim mới lớn, chỉ tạo ra những motif đơn giản.
Đến mùa sinh sản, khi chuột đực bắt gặp đối tượng bạn tình ưng ý, nó sẽ phát ra một loạt tiếng kêu líu lo, chút chít phức tạp, nghe rất giống tiếng chim hót
Tiếng kêu của loài chuột phát ra có tần số âm thanh cao hơn con người nhiều lần.
Những tiếng kêu rít của loài chuột đều truyền đi các tín hiệu thông tin giao tiếp, không đơn thuần được phát ra ngẫu nhiên, mà loài chuột sử dụng hàng loạt cách thức để thể hiện những cung bậc âm thanh khác nhau.
Khi ngửi thấy được mùi nước tiểu của bạn tình, những anh chàng chuột đực đột nhiên phát ra âm thanh ríu rít phức tạp. Như thể, chúng đang gọi mời bạn tình đến với mình.
Bạn tình xuất hiện, chuột đực thường có xu hướng chuyển sang một bài hát đơn giản hơn. Điều này giúp con đực tiết kiệm năng lượng để theo đuổi và tán tỉnh đối phương nhiều hơn
Các nhà nghiên cứu đã thử tìm hiểu bài hát dạng nào của chuột đực sẽ thu hút được con cái và kết quả khá bất ngờ là những bài hát càng phức tạp bao nhiêu lại càng thu hút được con cái bấy nhiêu.
Tuy vũ khí cưa gái của chuột không thể so sánh với một con chim hoàng yến trưởng thành, nhưng nếu chuột được học từ một "gia sư" giống như ở chim, chúng có thể sở hữu một năng khiếu rộng lớn hơn.
Nghiên cứu chỉ ra chuột có vùng điều chỉnh tiếng nói não trước, giống như tìm thấy ở người. Chuột đực có khả năng hát bài hát nhạc phức tạp khi tiếp xúc với chuột cái với tần số âm thanh 50 đến 100 KHz.
Mời quý vị xem video: Thích thú những loài động vật vui nhộn