Trong cuộc hội thảo công bố báo cáo "Chợ rùa trên mạng Sôi động thị trường rùa trên Facebook và Youtube ở Việt Nam năm 2021” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) phối hợp tổ chức sáng ngày 14/10, nhiều loài rùa bản địa ở Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.Báo cáo trên được tài trợ bởi Chương trình do Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ Dự án “Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã” do Tổ chức WCS điều phối và PanNature là đối tác thực hiện dự án tại Việt Nam.Ông Hoàng Văn Hà, thành viên Chương trình bảo tồn Rùa châu Á (ATP) cho biết Việt Nam hiện là nơi cư trú của 31 loài rùa (bao gồm 26 loài rùa cạn, rùa nước ngọt và 5 loại rùa biển), chiếm 8,68% trong tổng số 357 loài rùa hiện còn được ghi nhận trên thế giới. So sánh ở châu Á, Việt Nam có tới 34,83% loài rùa bản địa của khu vực này.Trong khi đó, Danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt kê 24 loài rùa cạn và rùa nước ngọt nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Trong số này có tới 15 loài rùa ở mức độ rất nguy cấp, 8 loài ở mức độ nguy cấp và 1 loài ở mức sắp nguy cấp.Cùng với rùa cạn và rùa nước ngọt, 5 loài rùa biển của Việt Nam cũng đã được “Danh lục Đỏ” của IUCN liệt vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Ngoài ra, 1 loài rùa sắp bị đe dọa và 1 loài chưa được đánh giá.Trung tâm Con người và Thiên nhiên và Chương trình bảo tồn Rùa châu Á nhận định nạn săn bắt cùng với tình trạng buôn bán trái phép và mất môi trường sống là hai mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của các loài rùa tại Việt Nam, trong đó nạn săn bắt và buôn bán trái phép được coi là nguyên nhân chính.Trong số 17 loài rùa bản địa được rao bán trên Facebook, chiếm tỉ lệ cao nhất là loài rùa núi vàng (Indotestudo elongata) đang được xếp ở mức cực kỳ nguy cấp trong "Sách Đỏ" IUCN; rùa ba gờ (Malayemis subtrijuga) xếp ở mức sắp nguy cấp; rùa sa nhân (Cuora mouhotii) xếp ở mức nguy cấp.Rùa núi vàng (Indotestudo elongata) hay còn gọi rùa vàng. Đây là loài rùa quý hiếm với phần mai chủ yếu là màu vàng đặc trưng. Khi trưởng thành, cá thể rùa núi vàng nặng khoảng 3,5 kg, chiều dài cơ thể từ 30 - 30,5 cm.Cá thể rùa núi vàng đực có phần đuôi lớn hơn so với con cái. Thế nhưng rùa đực có thân hình lại nhỏ hơn so với con cái.Mùa sinh sản của rùa núi vàng là vào khoảng tháng 10 - 11 hàng năm. Mỗi lứa, chúng đẻ từ 3 - 5 trứng. Loài này có thói quen vùi trứng vào đất để bảo vệ, tránh bị các động vật khác ăn mất.Rùa núi vàng phân bố ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, nơi có nguồn nước dồi dào. Chúng được ghi nhận ở các quốc gia gồm: Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Campuchia, Nepal, Bangladesh, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam. Ở Việt Nam, rùa núi vàng phân bố ở các tỉnh: Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tây Ninh, Gia Lai, Đăk Nông...Loài rùa núi vàng thuộc nhóm IIB (nhóm hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006. Do đó, loài rùa này là một trong những loài động vật quý cần được bảo vệ, trước nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn khai thác và săn bắt trái phép.Mời độc giả xem video: Đưa rùa khổng lồ trở về Galapagos. Nguồn: THĐT1.
Trong cuộc hội thảo công bố báo cáo "Chợ rùa trên mạng Sôi động thị trường rùa trên Facebook và Youtube ở Việt Nam năm 2021” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) phối hợp tổ chức sáng ngày 14/10, nhiều loài rùa bản địa ở Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Báo cáo trên được tài trợ bởi Chương trình do Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ Dự án “Hợp tác chống tội phạm liên quan đến động vật hoang dã” do Tổ chức WCS điều phối và PanNature là đối tác thực hiện dự án tại Việt Nam.
Ông Hoàng Văn Hà, thành viên Chương trình bảo tồn Rùa châu Á (ATP) cho biết Việt Nam hiện là nơi cư trú của 31 loài rùa (bao gồm 26 loài rùa cạn, rùa nước ngọt và 5 loại rùa biển), chiếm 8,68% trong tổng số 357 loài rùa hiện còn được ghi nhận trên thế giới. So sánh ở châu Á, Việt Nam có tới 34,83% loài rùa bản địa của khu vực này.
Trong khi đó, Danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt kê 24 loài rùa cạn và rùa nước ngọt nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Trong số này có tới 15 loài rùa ở mức độ rất nguy cấp, 8 loài ở mức độ nguy cấp và 1 loài ở mức sắp nguy cấp.
Cùng với rùa cạn và rùa nước ngọt, 5 loài rùa biển của Việt Nam cũng đã được “Danh lục Đỏ” của IUCN liệt vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Ngoài ra, 1 loài rùa sắp bị đe dọa và 1 loài chưa được đánh giá.
Trung tâm Con người và Thiên nhiên và Chương trình bảo tồn Rùa châu Á nhận định nạn săn bắt cùng với tình trạng buôn bán trái phép và mất môi trường sống là hai mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của các loài rùa tại Việt Nam, trong đó nạn săn bắt và buôn bán trái phép được coi là nguyên nhân chính.
Trong số 17 loài rùa bản địa được rao bán trên Facebook, chiếm tỉ lệ cao nhất là loài rùa núi vàng (Indotestudo elongata) đang được xếp ở mức cực kỳ nguy cấp trong "Sách Đỏ" IUCN; rùa ba gờ (Malayemis subtrijuga) xếp ở mức sắp nguy cấp; rùa sa nhân (Cuora mouhotii) xếp ở mức nguy cấp.
Rùa núi vàng (Indotestudo elongata) hay còn gọi rùa vàng. Đây là loài rùa quý hiếm với phần mai chủ yếu là màu vàng đặc trưng. Khi trưởng thành, cá thể rùa núi vàng nặng khoảng 3,5 kg, chiều dài cơ thể từ 30 - 30,5 cm.
Cá thể rùa núi vàng đực có phần đuôi lớn hơn so với con cái. Thế nhưng rùa đực có thân hình lại nhỏ hơn so với con cái.
Mùa sinh sản của rùa núi vàng là vào khoảng tháng 10 - 11 hàng năm. Mỗi lứa, chúng đẻ từ 3 - 5 trứng. Loài này có thói quen vùi trứng vào đất để bảo vệ, tránh bị các động vật khác ăn mất.
Rùa núi vàng phân bố ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, nơi có nguồn nước dồi dào. Chúng được ghi nhận ở các quốc gia gồm: Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Campuchia, Nepal, Bangladesh, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam. Ở Việt Nam, rùa núi vàng phân bố ở các tỉnh: Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tây Ninh, Gia Lai, Đăk Nông...
Loài rùa núi vàng thuộc nhóm IIB (nhóm hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006. Do đó, loài rùa này là một trong những loài động vật quý cần được bảo vệ, trước nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn khai thác và săn bắt trái phép.
Mời độc giả xem video: Đưa rùa khổng lồ trở về Galapagos. Nguồn: THĐT1.