Rắn lục là một trong những họ rắn chính có số lượng cá thể lớn tại Việt Nam. Rắn lục chủ yếu có màu thân xanh lục đặc trưng, một số màu đen vằn có thân màu bạc, một số màu thân nâu vằn hoặc xám vằn.Đặc điểm thường thấy của họ rắn lục là thân mình nhỏ, có vảy mỏng, 2 răng nanh sắc nhọn mục đích để truyền chất độc vào con mồi khi cắn.Rắn lục đuôi đỏ (Trimeresurus albolabris): Đây là loài rắn hung dữ và cực độc trong số các loài rắn lục. Không chỉ độc, loài này đặc biệt bởi đẻ con thay vì ấp trứng như các loài rắn lục khác. Lúc rắn mẹ mang thai, nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất. Rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus): Đây cũng là một trong số những loài rắn lục cực độc. Nọc độc của chúng được các nhà khoa học xếp vào danh sách 1 trong những loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế rắn lục sừng còn có tên gọi khác là rắn quỷ.Rắn lục lá khô (Gaboon): Loài này được gọi với nhiều tên khác nhau như rắn lục khô, rắn lục nưa, rắn chàm quạp… Chúng thường có màu nâu và các họa tiết gây nhầm lẫn với thân cây khô. Đây cũng là loại rắn có độc tố mạnh, nọc chủ yếu tấn công vào hệ thần kinh của con mồi, làm con mồi tê liệt hoàn toàn khi bị cắn.Rắn lục Vogel (Viridovipera vogeli): Đây là một loài rắn độc và thường săn mồi vào ban đêm. Chúng được coi là một trong những kẻ săn đêm giỏi và khôn ngoan nhất trong các loài rắn. Khi bị rắn lục xanh cực độc cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn ở vị trí vết thương.Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae): Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Các chuyên gia khuyến cáo, không nên bắt hay tấn công loài này khi gặp bởi nọc độc của loài này có thể đe dọa tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.Rắn lục cườm (Chrysopelea ornata): Loài này có vằn và sọc đen, sinh sống chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á. So với các loài rắn lục có độc khác, nọc độc của rắn lục cườm nhẹ hơn. Tuy nhiên, đừng vì thế mà tấn công chúng. Theo khuyến cáo của cơ quan y tế, nọc độc của rắn lục thường tác động lên hệ tuần hoàn gây rối loạn đông máu, sưng nề, hoại tử, thậm chí là tử vong.Người bị rắn cắn cần hạn chế tối đa vận động để tránh nọc độc đến các phần khác của cơ thể. Khi bị cắn nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.Mời độc giả xem video:Nắng nóng đang hoành hành tại châu Âu. Nguồn: THDT.
Rắn lục là một trong những họ rắn chính có số lượng cá thể lớn tại Việt Nam. Rắn lục chủ yếu có màu thân xanh lục đặc trưng, một số màu đen vằn có thân màu bạc, một số màu thân nâu vằn hoặc xám vằn.
Đặc điểm thường thấy của họ rắn lục là thân mình nhỏ, có vảy mỏng, 2 răng nanh sắc nhọn mục đích để truyền chất độc vào con mồi khi cắn.
Rắn lục đuôi đỏ (Trimeresurus albolabris): Đây là loài rắn hung dữ và cực độc trong số các loài rắn lục. Không chỉ độc, loài này đặc biệt bởi đẻ con thay vì ấp trứng như các loài rắn lục khác. Lúc rắn mẹ mang thai, nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.
Rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus): Đây cũng là một trong số những loài rắn lục cực độc. Nọc độc của chúng được các nhà khoa học xếp vào danh sách 1 trong những loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế rắn lục sừng còn có tên gọi khác là rắn quỷ.
Rắn lục lá khô (Gaboon): Loài này được gọi với nhiều tên khác nhau như rắn lục khô, rắn lục nưa, rắn chàm quạp… Chúng thường có màu nâu và các họa tiết gây nhầm lẫn với thân cây khô. Đây cũng là loại rắn có độc tố mạnh, nọc chủ yếu tấn công vào hệ thần kinh của con mồi, làm con mồi tê liệt hoàn toàn khi bị cắn.
Rắn lục Vogel (Viridovipera vogeli): Đây là một loài rắn độc và thường săn mồi vào ban đêm. Chúng được coi là một trong những kẻ săn đêm giỏi và khôn ngoan nhất trong các loài rắn. Khi bị rắn lục xanh cực độc cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn ở vị trí vết thương.
Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae): Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Các chuyên gia khuyến cáo, không nên bắt hay tấn công loài này khi gặp bởi nọc độc của loài này có thể đe dọa tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.
Rắn lục cườm (Chrysopelea ornata): Loài này có vằn và sọc đen, sinh sống chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á. So với các loài rắn lục có độc khác, nọc độc của rắn lục cườm nhẹ hơn. Tuy nhiên, đừng vì thế mà tấn công chúng.
Theo khuyến cáo của cơ quan y tế, nọc độc của rắn lục thường tác động lên hệ tuần hoàn gây rối loạn đông máu, sưng nề, hoại tử, thậm chí là tử vong.
Người bị rắn cắn cần hạn chế tối đa vận động để tránh nọc độc đến các phần khác của cơ thể. Khi bị cắn nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Mời độc giả xem video:Nắng nóng đang hoành hành tại châu Âu. Nguồn: THDT.