1. Ếch phi tiêu độc. Ếch phi tiêu độc là tên gọi chung của một số loài ếch trong họ Dendrobatidae. Sát thủ máu lạnh này là một trong những sinh vật có độc đáng sợ nhất thế giới. Màu sắc trên thân chúng rất sặc sỡ. Thổ dân da đỏ dùng các chất tiết độc từ da chúng để tẩm độc mũi phi tiêu nên chúng mang tên "ếch phi tiêu độc".Sở dĩ chúng có tên như vậy vì nọc độc của loài ếch này được thổ dân da đỏ sử dụng để tẩm vào phi tiêu khi săn bắn.Với chiều dài khoảng 5 cm, chúng tiết ra batrachotoxin, chất độc có thể ngăn chặn hoạt động của tế bào thần kinh tới các cơ, gây tê liệt và dẫn tới tử vong nhanh chóng.Đại diện tiêu biểu cho họ ếch phi tiêu độc là ếch phi tiêu vàng (tên khoa học là Phyllobates terribilis). Da của chúng có thể tiết ra batrachotoxin - chất độc có khả năng giết chết từ 10-20 người đàn ông khỏe mạnh.Đã có nhiều công trình nghiên cứu về độc tính của ếch phi tiêu độc nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn tìm ra nguồn gốc chính xác của lượng độc tố có trên cơ thể loài ếch này. Có giả thuyết khoa học cho rằng, độc tố của ếch phi tiêu độc đến từ việc chúng ăn các sinh vật có độc tính2. Lươn điện. Lưu vực sông Amazon là nơi sinh sống của loài lươn điện, được mệnh danh là thủy quái vùng Amazon.Lươn điện - tên khoa học "Electrophorus electricus" là một loài cá thuộc họ Gymnotiformes và có liên hệ đến loài cá chép và cá trê. Chúng sống ở vùng sông nước và hồ Nam Mỹ, có chiều dài tối đa lên đến 2,5m và cân nặng 20kg lớn nhất. Dù quen sống dưới mặt nước nhưng chúng vẫn thường xuyên phải bổ sung không khí hiệu quả hơn bằng cách ngoi lên để thở.Một điều nữa cần biết là kể cả khi không cảm thấy có nguy hiểm xung quanh, chúng luôn phát ra một luồng điện khoảng 10V để sử dụng như một cơ chế radar điều hướng đến những vùng nước bùn lầy ưa thích, cũng như phân loại các con mồi tiềm năng.Một con lươn điện trưởng thành hoàn toàn có thể tạo ra năng lượng điện có hiệu điện thế 600V theo từng đợt ngắn và mạnh, kéo dài 2s/lần giật. Hàng ngàn tế bào cơ sản sinh điện năng là nguồn tải của lượng điện khổng lồ này. Cụ thể, một cá thể dài 1,8m có khoảng 6000 tế bào cơ cùng nhau tích tụ tạo nên nguồn điện 600V, gấp 5 lần tiêu chuẩn độ mạnh dòng điện thông thường tại Mỹ và trên hầu hết thế giới.Dù các nhà khoa học vẫn không rõ cơ chế tại sao lươn điện có thể tác động nguồn điện đó như một vũ khí đối với các con mồi mà không tự gây nguy hiểm cho chính bản thân mình, nhưng đã có nhiều ý kiến nổi lên giải thích cho hiện tượng đó. Quan điểm nổi bật nhất là nó thực sự có thể cảm thấy cú sốc điện tương tự, nhưng khả năng đề kháng và điện trở cơ thể đặc biệt cho phép nó không lo đi quá giới hạn để tự giết chính mình.3. Kiến đạn. Kiến đạn (tên khoa học là Paraponera clavata) cũng là sinh vật đáng sợ của vùng Amazon.Kiến thợ săn khổng lồ hay kiến đạn là loài kiến độc. Chúng sống tại các khu rừng nhiệt đới từ Nicaragua, Honduras tới Paraguay. Có thể người ta gọi chúng là kiến đạn vì kích cỡ của chúng tương đương với một viên đạn, hoặc do chất độc mà chúng tiết ra khi chúng cắn đối thủ.Với chiều dài khoảng 2,5 cm, loài kiến đạn được mệnh danh là gã khổng lồ của loài kiến. Khi bị đe dọa, loài kiến này sẽ đáp xuống đất từ tổ trên cây của nó và tấn công kẻ thù. Vết cắn của nó được mô tả là đau như bị bắn. Nó còn được gọi là "kiến 24", vì cơn đau do vết cắn không suy giảm kéo dài trong ít nhất 24 giờ. Kiến đạn có thể đốt nhiều lần mỗi giây và sẽ phát ra một tín hiệu để những con kiến khác cùng tấn công con mồi. Tuy nhiên, phần lớn chỉ có cảm giác buồn nôn và tê liệt tạm thời và không gây ra tử vong (trừ những nạn nhân bị dị ứng với nọc độc).4. Trăn Anaconda. Sở hữu cân nặng cực "khủng" tới 250 kg và chiều dài bằng một chiếc xe buýt, trăn anaconda xanh, động vật bản xứ ở Nam Mỹ, nằm trong số những loài rắn lớn nhất thế giới.Tuy nhiên, trước đám cháy rừng Amazon, liệu loài "quái vật" khổng lồ đáng sợ nhất rừng rậm Amazon này có khả năng sống sót thần kỳ ngay cả khi không thể thoát ra khỏi một cánh rừng đang cháy hay không hiện vẫn còn đang là một ẩn số.5. Rết chân vàng khổng lồ. Amazon còn là vùng đất sở hữu rất nhiều sinh vật ngoại cỡ, một trong số đó phải kể đến loài Scolopendra gigantea (hay còn gọi là rết chân vàng khổng lồ hoặc rết khổng lồ Amazon).Rết bình thường đã là một loài động vật khiến nhiều người sợ hãi nhưng nhắc đến rết khổng lồ ở Amazon, nhiều người sẽ phải rùng mình bởi chúng có chiều dài cơ thể lên tới 12 inch. Vũ khí cực kỳ lợi hại để tự vệ và tấn công con mồi của rết khổng lồ chính là móng vuốt sắc nhọn và chứa nọc độc.Mời quý độc giả xem video: Kinh ngạc về sự trùng khớp giữa gen người và động vật. Nguồn: Kienthucnet.
1. Ếch phi tiêu độc. Ếch phi tiêu độc là tên gọi chung của một số loài ếch trong họ Dendrobatidae. Sát thủ máu lạnh này là một trong những sinh vật có độc đáng sợ nhất thế giới. Màu sắc trên thân chúng rất sặc sỡ. Thổ dân da đỏ dùng các chất tiết độc từ da chúng để tẩm độc mũi phi tiêu nên chúng mang tên "ếch phi tiêu độc".
Sở dĩ chúng có tên như vậy vì nọc độc của loài ếch này được thổ dân da đỏ sử dụng để tẩm vào phi tiêu khi săn bắn.
Với chiều dài khoảng 5 cm, chúng tiết ra batrachotoxin, chất độc có thể ngăn chặn hoạt động của tế bào thần kinh tới các cơ, gây tê liệt và dẫn tới tử vong nhanh chóng.
Đại diện tiêu biểu cho họ ếch phi tiêu độc là ếch phi tiêu vàng (tên khoa học là Phyllobates terribilis). Da của chúng có thể tiết ra batrachotoxin - chất độc có khả năng giết chết từ 10-20 người đàn ông khỏe mạnh.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về độc tính của ếch phi tiêu độc nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn tìm ra nguồn gốc chính xác của lượng độc tố có trên cơ thể loài ếch này. Có giả thuyết khoa học cho rằng, độc tố của ếch phi tiêu độc đến từ việc chúng ăn các sinh vật có độc tính
2. Lươn điện. Lưu vực sông Amazon là nơi sinh sống của loài lươn điện, được mệnh danh là thủy quái vùng Amazon.
Lươn điện - tên khoa học "Electrophorus electricus" là một loài cá thuộc họ Gymnotiformes và có liên hệ đến loài cá chép và cá trê. Chúng sống ở vùng sông nước và hồ Nam Mỹ, có chiều dài tối đa lên đến 2,5m và cân nặng 20kg lớn nhất. Dù quen sống dưới mặt nước nhưng chúng vẫn thường xuyên phải bổ sung không khí hiệu quả hơn bằng cách ngoi lên để thở.
Một điều nữa cần biết là kể cả khi không cảm thấy có nguy hiểm xung quanh, chúng luôn phát ra một luồng điện khoảng 10V để sử dụng như một cơ chế radar điều hướng đến những vùng nước bùn lầy ưa thích, cũng như phân loại các con mồi tiềm năng.
Một con lươn điện trưởng thành hoàn toàn có thể tạo ra năng lượng điện có hiệu điện thế 600V theo từng đợt ngắn và mạnh, kéo dài 2s/lần giật. Hàng ngàn tế bào cơ sản sinh điện năng là nguồn tải của lượng điện khổng lồ này. Cụ thể, một cá thể dài 1,8m có khoảng 6000 tế bào cơ cùng nhau tích tụ tạo nên nguồn điện 600V, gấp 5 lần tiêu chuẩn độ mạnh dòng điện thông thường tại Mỹ và trên hầu hết thế giới.
Dù các nhà khoa học vẫn không rõ cơ chế tại sao lươn điện có thể tác động nguồn điện đó như một vũ khí đối với các con mồi mà không tự gây nguy hiểm cho chính bản thân mình, nhưng đã có nhiều ý kiến nổi lên giải thích cho hiện tượng đó. Quan điểm nổi bật nhất là nó thực sự có thể cảm thấy cú sốc điện tương tự, nhưng khả năng đề kháng và điện trở cơ thể đặc biệt cho phép nó không lo đi quá giới hạn để tự giết chính mình.
3. Kiến đạn. Kiến đạn (tên khoa học là Paraponera clavata) cũng là sinh vật đáng sợ của vùng Amazon.
Kiến thợ săn khổng lồ hay kiến đạn là loài kiến độc. Chúng sống tại các khu rừng nhiệt đới từ Nicaragua, Honduras tới Paraguay. Có thể người ta gọi chúng là kiến đạn vì kích cỡ của chúng tương đương với một viên đạn, hoặc do chất độc mà chúng tiết ra khi chúng cắn đối thủ.
Với chiều dài khoảng 2,5 cm, loài kiến đạn được mệnh danh là gã khổng lồ của loài kiến. Khi bị đe dọa, loài kiến này sẽ đáp xuống đất từ tổ trên cây của nó và tấn công kẻ thù. Vết cắn của nó được mô tả là đau như bị bắn. Nó còn được gọi là "kiến 24", vì cơn đau do vết cắn không suy giảm kéo dài trong ít nhất 24 giờ. Kiến đạn có thể đốt nhiều lần mỗi giây và sẽ phát ra một tín hiệu để những con kiến khác cùng tấn công con mồi. Tuy nhiên, phần lớn chỉ có cảm giác buồn nôn và tê liệt tạm thời và không gây ra tử vong (trừ những nạn nhân bị dị ứng với nọc độc).
4. Trăn Anaconda. Sở hữu cân nặng cực "khủng" tới 250 kg và chiều dài bằng một chiếc xe buýt, trăn anaconda xanh, động vật bản xứ ở Nam Mỹ, nằm trong số những loài rắn lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, trước đám cháy rừng Amazon, liệu loài "quái vật" khổng lồ đáng sợ nhất rừng rậm Amazon này có khả năng sống sót thần kỳ ngay cả khi không thể thoát ra khỏi một cánh rừng đang cháy hay không hiện vẫn còn đang là một ẩn số.
5. Rết chân vàng khổng lồ. Amazon còn là vùng đất sở hữu rất nhiều sinh vật ngoại cỡ, một trong số đó phải kể đến loài Scolopendra gigantea (hay còn gọi là rết chân vàng khổng lồ hoặc rết khổng lồ Amazon).
Rết bình thường đã là một loài động vật khiến nhiều người sợ hãi nhưng nhắc đến rết khổng lồ ở Amazon, nhiều người sẽ phải rùng mình bởi chúng có chiều dài cơ thể lên tới 12 inch. Vũ khí cực kỳ lợi hại để tự vệ và tấn công con mồi của rết khổng lồ chính là móng vuốt sắc nhọn và chứa nọc độc.
Mời quý độc giả xem video: Kinh ngạc về sự trùng khớp giữa gen người và động vật. Nguồn: Kienthucnet.