Khi kéo lưới, Davies bất ngờ thấy thanh kiếm Kris còn nguyên vẹn. Ông nhanh chóng đưa nó tới viện bảo tàng để các chuyên gia kiểm tra và tìm hiểu thêm về lịch sử của nó.Gavin Evans, quản lý bảo tàng Carmarthenshire, xác định thanh kiếm Kris đến từ Đông Nam Á, cụ thể là Malaysia. Thanh kiếm có chuôi gỗ hình con chim làm từ xương, có vật liệu đồng. Việc thanh kiếm cổ nằm dưới lớp bùn đã bảo vệ nó khỏi bị mòn.Evans nhận định thanh kiếm có thể rơi từ một con tàu hoặc là hung khí bị ném xuống sông từ xa xưa. Hiện bảo tàng đang chờ thêm thông tin từ bảo tàng ở London để có thêm chi tiết về nguồn gốc và lịch sử của thanh kiếm.Kiếm Kris hay Keris là một loại vũ khí cổ độc đáo có nguồn gốc từ đảo Java ở Indonesia và du nhập vào một số quốc gia khác ở Đông Nam Á.Một thanh kiếm Kris có ba phần chính là lưỡi, chuôi và vỏ kiếm, được gia công rất tỉ mỉ. Phần gốc của lưỡi kiếm thường phình ra, có vai trò tương tự đốc kiếm ở các loại kiếm bình thường.Theo quan niệm của người dân bản địa, lưỡi kiếm Kris tượng trưng cho rắn thần Naga, một vị thần có nguồn gốc từ văn hóa Hindu.Lưỡi kiếm Kris có hai dạng cơ bản: Lưỡi thẳng tượng trưng cho rắn thần Naga đang nằm yên, và lưỡi hình gợn sóng thể hiện rắn thần Naga đang di chuyển.Trên chuôi kiếm có thể khắc hình voi thần Ganesha hoặc chim thần Garuda, những vị thần Hindu mang lại hạnh phúc, may mắn, xua đuổi tà ma.Công dụng ban đầu của Kris là một loại vũ khí hộ thân. Sau này nó trở thành một vật phẩm tâm linh do được cho là tiềm ẩn sức mạnh tinh thần rất lớn. Với ý nghĩa đó, kiếm Kris được đeo trên người như bùa hoặc hộ mệnh hoặc sử dụng trong các nghi lễ.Có những thanh kiếm Kris rất quý giá, được khảm ngọc hay làm từ vàng, bạc và là bảo vật gia truyền. Nhìn vào một thanh kiếm Kris, người ta có thể biết được địa vị xã hội của người chủ sở hữu.Ngoài Indonesia, kiếm Kris còn xuất hiện ở Malaysia, Thái Lan, Brunei. Ngày nay nó vẫn được sản xuất để phục vụ nhu cầu tinh thần của người dân địa phương cũng như một món đồ lưu niệm độc đáo dành cho du khách nước ngoài.Mời quý độc giả xem thêm video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.
Khi kéo lưới, Davies bất ngờ thấy thanh kiếm Kris còn nguyên vẹn. Ông nhanh chóng đưa nó tới viện bảo tàng để các chuyên gia kiểm tra và tìm hiểu thêm về lịch sử của nó.
Gavin Evans, quản lý bảo tàng Carmarthenshire, xác định thanh kiếm Kris đến từ Đông Nam Á, cụ thể là Malaysia. Thanh kiếm có chuôi gỗ hình con chim làm từ xương, có vật liệu đồng. Việc thanh kiếm cổ nằm dưới lớp bùn đã bảo vệ nó khỏi bị mòn.
Evans nhận định thanh kiếm có thể rơi từ một con tàu hoặc là hung khí bị ném xuống sông từ xa xưa. Hiện bảo tàng đang chờ thêm thông tin từ bảo tàng ở London để có thêm chi tiết về nguồn gốc và lịch sử của thanh kiếm.
Kiếm Kris hay Keris là một loại vũ khí cổ độc đáo có nguồn gốc từ đảo Java ở Indonesia và du nhập vào một số quốc gia khác ở Đông Nam Á.
Một thanh kiếm Kris có ba phần chính là lưỡi, chuôi và vỏ kiếm, được gia công rất tỉ mỉ. Phần gốc của lưỡi kiếm thường phình ra, có vai trò tương tự đốc kiếm ở các loại kiếm bình thường.
Theo quan niệm của người dân bản địa, lưỡi kiếm Kris tượng trưng cho rắn thần Naga, một vị thần có nguồn gốc từ văn hóa Hindu.
Lưỡi kiếm Kris có hai dạng cơ bản: Lưỡi thẳng tượng trưng cho rắn thần Naga đang nằm yên, và lưỡi hình gợn sóng thể hiện rắn thần Naga đang di chuyển.
Trên chuôi kiếm có thể khắc hình voi thần Ganesha hoặc chim thần Garuda, những vị thần Hindu mang lại hạnh phúc, may mắn, xua đuổi tà ma.
Công dụng ban đầu của Kris là một loại vũ khí hộ thân. Sau này nó trở thành một vật phẩm tâm linh do được cho là tiềm ẩn sức mạnh tinh thần rất lớn. Với ý nghĩa đó, kiếm Kris được đeo trên người như bùa hoặc hộ mệnh hoặc sử dụng trong các nghi lễ.
Có những thanh kiếm Kris rất quý giá, được khảm ngọc hay làm từ vàng, bạc và là bảo vật gia truyền. Nhìn vào một thanh kiếm Kris, người ta có thể biết được địa vị xã hội của người chủ sở hữu.
Ngoài Indonesia, kiếm Kris còn xuất hiện ở Malaysia, Thái Lan, Brunei. Ngày nay nó vẫn được sản xuất để phục vụ nhu cầu tinh thần của người dân địa phương cũng như một món đồ lưu niệm độc đáo dành cho du khách nước ngoài.
Mời quý độc giả xem thêm video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.