1. Kỹ thuật điện: Du hành vũ trụ là ngành luôn dẫn đầu về công nghệ và đổi mới. Các kỹ sư điện đóng vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm, đánh giá và cải tiến hệ thống thiết bị. Ví dụ, tại NASA, các kỹ sư điện được giao nhiệm vụ xác định rủi ro do bão mặt trời gây ra, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm đảm bảo an toàn cho tàu con thoi, Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) và phi hành đoàn. Tom Kerslake, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Glenn thuộc NASA, cho biết mọi thiết bị trên ISS đều cần đến điện. Vì thế, sự đồng hành, giám sát của các kỹ sư điện là điều không thể thiếu. Học sinh có thể thử sức với ngành Kỹ thuật điện để thực hiện ước mơ của mình. Ảnh: Wikimedia Commons. 2. Vật lý thiên văn: Tấm bằng về Vật lý thiên văn sẽ là điểm khởi đầu lý tưởng cho các phi hành gia tương lai. Đây là ngành học rộng lớn bao gồm Vật lý, Hóa học, Toán học và Vũ trụ học. Theo NASA, vật lý thiên văn nhằm mục đích khám phá "cách vũ trụ hoạt động, cách nó bắt đầu và phát triển". Vật lý thiên văn là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp, sinh viên cần có khả năng lý luận ở mức độ cao và có khả năng nắm bắt các khái niệm Toán học và Khoa học tiên tiến, bao gồm cơ học lượng tử, lý thuyết trường và phân tích vector. "Chúng ta phải mất hàng giờ làm việc để hiểu được hoạt động của vũ trụ. Nó tràn đầy những lý thuyết phức tạp, hàng đống dữ liệu cần phân tích, tính toán", Paul Sutter, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Bang Ohio (Mỹ), chia sẻ. Ảnh: Michigan State University. 3. Hóa sinh: Hóa sinh là lĩnh vực nghiên cứu những thay đổi hóa học liên quan đến cơ thể sống. Tại các phòng thí nghiệm vũ trụ, các nhà nghiên cứu áp dụng kiến thức của Hóa học và Sinh học để tìm hiểu cách tế bào phát triển, đồng thời khám phá sự thay đổi của cơ thể con người khi sống trong các môi trường và áp suất khác nhau. Nói cách khác, Hóa sinh là lĩnh vực giá trị cho các thanh, thiếu niên có mong ước trở thành phi hành gia. Peggy Whitson, nữ phi hành gia nổi tiếng của NASA, là người sở hữu tấm bằng tiến sĩ Hóa sinh. Trong quá trình làm việc tại Trung tâm Vũ trụ Johnson, Whitson nghiên cứu về sự hình thành sỏi thận khi con người sống trong vũ trụ. Từ đó, bà nhận ra các phi hành gia sống trong không gian có khả năng bị sỏi thận cao hơn người bình thường. Liệu pháp điều trị sỏi bằng kali citrat do bà sáng tạo vẫn được sử dụng đến ngày nay. Ảnh: Britannica. 4. Hàng không: Trước khi trở thành phi hành gia, nhiều người từng là phi công thương mại hoặc phi công quân sự. Có thể nói, những hiểu biết về ngành Hàng không là một bước đệm lý tưởng cho những ai muốn trở thành phi hành gia. Học sinh, sinh viên cần tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của khoa học hàng không, bao gồm khí động lực học, lý thuyết lực đẩy, vật liệu và cấu trúc máy bay, tàu vũ trụ. Từ đó, các em học cách thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các thế hệ máy bay mới. Ước tính, gần 3/4 phi hành gia có bằng thạc sĩ, trong số đó là về Kỹ thuật hàng không vũ trụ. Ảnh: NASA. 5. Địa chất học: Đây là ngành học lý tưởng cho những người muốn khám phá cấu trúc và vật chất của các hành tinh ngoài không gian. Ví dụ, khi khám phá Sao Hỏa, các nhà địa chất học được giao nhiệm vụ nghiên cứu về núi lửa, quá trình kiến tạo, hình thành các cơn bão, từ đó tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa Sao Hỏa và Trái Đất. Harrison Schmitt là một trong 12 phi hành gia từng đi bộ trên Mặt Trăng. Ông đã thu thập một mẫu đá dài 5 cm, nặng 156 g, gọi là Troctolite 76535. Harrison cùng các cộng sự đã sử dụng mẫu đá này để tính toán nhiệt học, từ đó tìm ra nhiều bí ẩn về sự hình thành, phát triển của vệ tinh Trái Đất. Ảnh: NASA.
1. Kỹ thuật điện: Du hành vũ trụ là ngành luôn dẫn đầu về công nghệ và đổi mới. Các kỹ sư điện đóng vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm, đánh giá và cải tiến hệ thống thiết bị. Ví dụ, tại NASA, các kỹ sư điện được giao nhiệm vụ xác định rủi ro do bão mặt trời gây ra, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm đảm bảo an toàn cho tàu con thoi, Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) và phi hành đoàn. Tom Kerslake, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Glenn thuộc NASA, cho biết mọi thiết bị trên ISS đều cần đến điện. Vì thế, sự đồng hành, giám sát của các kỹ sư điện là điều không thể thiếu. Học sinh có thể thử sức với ngành Kỹ thuật điện để thực hiện ước mơ của mình. Ảnh: Wikimedia Commons.
2. Vật lý thiên văn: Tấm bằng về Vật lý thiên văn sẽ là điểm khởi đầu lý tưởng cho các phi hành gia tương lai. Đây là ngành học rộng lớn bao gồm Vật lý, Hóa học, Toán học và Vũ trụ học. Theo NASA, vật lý thiên văn nhằm mục đích khám phá "cách vũ trụ hoạt động, cách nó bắt đầu và phát triển". Vật lý thiên văn là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp, sinh viên cần có khả năng lý luận ở mức độ cao và có khả năng nắm bắt các khái niệm Toán học và Khoa học tiên tiến, bao gồm cơ học lượng tử, lý thuyết trường và phân tích vector. "Chúng ta phải mất hàng giờ làm việc để hiểu được hoạt động của vũ trụ. Nó tràn đầy những lý thuyết phức tạp, hàng đống dữ liệu cần phân tích, tính toán", Paul Sutter, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Bang Ohio (Mỹ), chia sẻ. Ảnh: Michigan State University.
3. Hóa sinh: Hóa sinh là lĩnh vực nghiên cứu những thay đổi hóa học liên quan đến cơ thể sống. Tại các phòng thí nghiệm vũ trụ, các nhà nghiên cứu áp dụng kiến thức của Hóa học và Sinh học để tìm hiểu cách tế bào phát triển, đồng thời khám phá sự thay đổi của cơ thể con người khi sống trong các môi trường và áp suất khác nhau. Nói cách khác, Hóa sinh là lĩnh vực giá trị cho các thanh, thiếu niên có mong ước trở thành phi hành gia. Peggy Whitson, nữ phi hành gia nổi tiếng của NASA, là người sở hữu tấm bằng tiến sĩ Hóa sinh. Trong quá trình làm việc tại Trung tâm Vũ trụ Johnson, Whitson nghiên cứu về sự hình thành sỏi thận khi con người sống trong vũ trụ. Từ đó, bà nhận ra các phi hành gia sống trong không gian có khả năng bị sỏi thận cao hơn người bình thường. Liệu pháp điều trị sỏi bằng kali citrat do bà sáng tạo vẫn được sử dụng đến ngày nay. Ảnh: Britannica.
4. Hàng không: Trước khi trở thành phi hành gia, nhiều người từng là phi công thương mại hoặc phi công quân sự. Có thể nói, những hiểu biết về ngành Hàng không là một bước đệm lý tưởng cho những ai muốn trở thành phi hành gia. Học sinh, sinh viên cần tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của khoa học hàng không, bao gồm khí động lực học, lý thuyết lực đẩy, vật liệu và cấu trúc máy bay, tàu vũ trụ. Từ đó, các em học cách thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các thế hệ máy bay mới. Ước tính, gần 3/4 phi hành gia có bằng thạc sĩ, trong số đó là về Kỹ thuật hàng không vũ trụ. Ảnh: NASA.
5. Địa chất học: Đây là ngành học lý tưởng cho những người muốn khám phá cấu trúc và vật chất của các hành tinh ngoài không gian. Ví dụ, khi khám phá Sao Hỏa, các nhà địa chất học được giao nhiệm vụ nghiên cứu về núi lửa, quá trình kiến tạo, hình thành các cơn bão, từ đó tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa Sao Hỏa và Trái Đất. Harrison Schmitt là một trong 12 phi hành gia từng đi bộ trên Mặt Trăng. Ông đã thu thập một mẫu đá dài 5 cm, nặng 156 g, gọi là Troctolite 76535. Harrison cùng các cộng sự đã sử dụng mẫu đá này để tính toán nhiệt học, từ đó tìm ra nhiều bí ẩn về sự hình thành, phát triển của vệ tinh Trái Đất. Ảnh: NASA.