Theo một nghiên cứu được công bố mới đây, dấu chân dài 90 cm, được phát hiện ở Vịnh Burniston, ghi lại khoảnh khắc "quái vật kỷ Jura" dừng lại nghỉ ngơi bên bãi biển."Quái vật kỷ Jura" này có khả năng được để lại bởi Therapod, một lớp khủng long hai chân với mỗi chân có ba ngón. Lớp này cũng bao gồm khủng long bạo chúa Tyrannosaurus.Kích thước của dấu chân cho thấy con khủng long có lẽ là một con Megalosaurus, với chiều cao tính đến hông từ 2,4 mét đến 2,7 mét.Dean Lomax, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Manchester và là tác giả của báo cáo nghiên cứu, cho biết hình dạng của vết chân và cách móng vuốt đào sâu vào lớp đất cung cấp manh mối về hành vi của con vật. Cụ thể, các nhà khoa học cho rằng con vật đã ngồi xổm trước khi đứng dậy để di chuyển.Để bảo vệ dấu tích này khỏi bị xói mòn hoặc lở đất, dấu chân hiện đã được thu thập và sẽ được trưng bày trong Bảo tàng Rotunda ở Scarborough.Hàng ngàn dấu vết kỷ Jura đã được tìm thấy ở bờ biển phía đông Yorkshire, Anh trong thế kỷ qua, khiến nó được đặt biệt danh là "Bờ biển khủng long". Nhưng đây có thể là dấu chân lớn nhất từng được tìm thấy trong khu vực này, các nhà khoa học cho biết.Những phát hiện này đến từ khoảng 25 nhóm khủng long khác nhau, cho thấy một hệ sinh thái động vật đa dạng sống trong khu vực từ 175 đến 160 triệu năm trước. Tất cả các dấu vết do khủng long đi, chạy và bơi đều đã được tìm thấy.Nhà địa chất John Hudson cho biết: "Phát hiện quan trọng này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy những người khổng lồ ăn thịt đã từng lang thang ở khu vực này trong kỷ Jura".Megalosaurus là loài khủng long Theropod ăn thịt đã được mô tả từ rất sớm, tận năm 1824 bởi nhà tự nhiên học người Anh, William Buckland và được xác định từng sống vào giữa kỷ Jurassic ở miền Nam nước Anh cách đây 166 triệu năm.Chúng còn là loài rất đặc biệt khi là loài khủng long đầu tiên có bộ xương hóa thạch được phát hiện. Việc phát hiện ra Megalosaurus đã thay đổi cách các nhà khoa học nhìn nhận quá khứ của Trái đất, vì khi đó họ đã nhận ra rằng con người không phải là sinh vật đầu tiên từng bước đi trên hành tinh này.Ban đầu Megalosaurus còn được nói là loài di chuyển trên tứ chi và có phần đuôi chạm đất như rồng Komodo, xương hóa thạch thì còn bị nhầm lẫn là xương voi. So với thời ấy thì chúng là một loài khủng long lớn nhưng giờ thì chỉ là một loài Theropod cỡ vừa khi dài tầm 7-9 m và nặng 1.5-2 tấn.Hai chi trước của chúng ngắn và có 3 móng sắc, được thiết kế hoàn hảo để bám chặt và và chém vào da thịt con mồi, hai chi sau dài và mạnh mẽ, giúp chúng có một tốc độ tốt, phần đuôi cứng là trọng tâm để giúp chúng cân bằng khi chi chuyển. Chúng có một hộp sọ dài và hẹp với những chiếc răng sắc nhọn như răng cưa để cắt xuyên qua da thịt của những sinh vật khác.>>>Xem thêm video: Phát hiện hóa thạch “quái điểu” 152 triệu tuổi còn nguyên vẹn. Nguồn: Kienthucnet.
Theo một nghiên cứu được công bố mới đây, dấu chân dài 90 cm, được phát hiện ở Vịnh Burniston, ghi lại khoảnh khắc "quái vật kỷ Jura" dừng lại nghỉ ngơi bên bãi biển.
"Quái vật kỷ Jura" này có khả năng được để lại bởi Therapod, một lớp khủng long hai chân với mỗi chân có ba ngón. Lớp này cũng bao gồm khủng long bạo chúa Tyrannosaurus.
Kích thước của dấu chân cho thấy con khủng long có lẽ là một con Megalosaurus, với chiều cao tính đến hông từ 2,4 mét đến 2,7 mét.
Dean Lomax, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Manchester và là tác giả của báo cáo nghiên cứu, cho biết hình dạng của vết chân và cách móng vuốt đào sâu vào lớp đất cung cấp manh mối về hành vi của con vật. Cụ thể, các nhà khoa học cho rằng con vật đã ngồi xổm trước khi đứng dậy để di chuyển.
Để bảo vệ dấu tích này khỏi bị xói mòn hoặc lở đất, dấu chân hiện đã được thu thập và sẽ được trưng bày trong Bảo tàng Rotunda ở Scarborough.
Hàng ngàn dấu vết kỷ Jura đã được tìm thấy ở bờ biển phía đông Yorkshire, Anh trong thế kỷ qua, khiến nó được đặt biệt danh là "Bờ biển khủng long". Nhưng đây có thể là dấu chân lớn nhất từng được tìm thấy trong khu vực này, các nhà khoa học cho biết.
Những phát hiện này đến từ khoảng 25 nhóm khủng long khác nhau, cho thấy một hệ sinh thái động vật đa dạng sống trong khu vực từ 175 đến 160 triệu năm trước. Tất cả các dấu vết do khủng long đi, chạy và bơi đều đã được tìm thấy.
Nhà địa chất John Hudson cho biết: "Phát hiện quan trọng này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy những người khổng lồ ăn thịt đã từng lang thang ở khu vực này trong kỷ Jura".
Megalosaurus là loài khủng long Theropod ăn thịt đã được mô tả từ rất sớm, tận năm 1824 bởi nhà tự nhiên học người Anh, William Buckland và được xác định từng sống vào giữa kỷ Jurassic ở miền Nam nước Anh cách đây 166 triệu năm.
Chúng còn là loài rất đặc biệt khi là loài khủng long đầu tiên có bộ xương hóa thạch được phát hiện. Việc phát hiện ra Megalosaurus đã thay đổi cách các nhà khoa học nhìn nhận quá khứ của Trái đất, vì khi đó họ đã nhận ra rằng con người không phải là sinh vật đầu tiên từng bước đi trên hành tinh này.
Ban đầu Megalosaurus còn được nói là loài di chuyển trên tứ chi và có phần đuôi chạm đất như rồng Komodo, xương hóa thạch thì còn bị nhầm lẫn là xương voi. So với thời ấy thì chúng là một loài khủng long lớn nhưng giờ thì chỉ là một loài Theropod cỡ vừa khi dài tầm 7-9 m và nặng 1.5-2 tấn.
Hai chi trước của chúng ngắn và có 3 móng sắc, được thiết kế hoàn hảo để bám chặt và và chém vào da thịt con mồi, hai chi sau dài và mạnh mẽ, giúp chúng có một tốc độ tốt, phần đuôi cứng là trọng tâm để giúp chúng cân bằng khi chi chuyển. Chúng có một hộp sọ dài và hẹp với những chiếc răng sắc nhọn như răng cưa để cắt xuyên qua da thịt của những sinh vật khác.
>>>Xem thêm video: Phát hiện hóa thạch “quái điểu” 152 triệu tuổi còn nguyên vẹn. Nguồn: Kienthucnet.