Vườn Quốc gia Vũ Quang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) được là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam với nhiều loài quý hiếm, nguy cấp được ưu tiên bảo tồn.Việc lắp đặt các điểm bẫy ảnh nằm trong hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VBFC) do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp với Vườn Quốc gia Vũ Quang triển khai thực hiện. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)Các điểm bẫy ảnh được lắp đặt dựa trên ô lưới bản đồ toàn bộ lâm phận do đơn vị quản lý, khoảng cách mỗi điểm là 2,5km. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)Dự kiến đến khoảng tháng 5/2023, đơn vị sẽ hoàn thành lắp đặt 94 điểm bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)Khi có cảm ứng nhiệt và cảm ứng chuyển động của các loài động vật hoang dã, động vật quý hiếm, máy cảm biến sẽ tự động chụp hoặc quay lại hình ảnh trong phạm vi di chuyển. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)Mới đây, hệ thống bẫy ảnh đã trực tiếp ghi lại hình ảnh 2 cá thể voi rừng, gồm một con đực và một con cái trưởng thành, trong đó cá thể voi đực có ngà nhỏ.Hiện hai con voi sống trên một hòn đảo rộng khoảng 400ha tại khu vực hồ Ngàn Trươi.Chúng được phát hiện lần đầu vào năm 2019 thông qua bẫy ảnh.Do thức ăn trên đảo nhiều nên 2 con voi này không di chuyển đi chỗ khác.Sau lần đầu tiên phát hiện 2 con voi này, Vườn quốc gia Vũ Quang thường xuyên cử cán bộ vào theo dõi, kiểm tra nhưng chỉ phát hiện dấu vết voi để lại như dấu chân. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)Đây là lần thứ hai bẫy ảnh thành công chụp được 2 con voi.>>>Xem thêm video: Kinh ngạc với những độc chiêu “truy sát” con mồi của động vật. Nguồn: Kienthucnet.
Vườn Quốc gia Vũ Quang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) được là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam với nhiều loài quý hiếm, nguy cấp được ưu tiên bảo tồn.
Việc lắp đặt các điểm bẫy ảnh nằm trong hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VBFC) do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp với Vườn Quốc gia Vũ Quang triển khai thực hiện. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Các điểm bẫy ảnh được lắp đặt dựa trên ô lưới bản đồ toàn bộ lâm phận do đơn vị quản lý, khoảng cách mỗi điểm là 2,5km. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Dự kiến đến khoảng tháng 5/2023, đơn vị sẽ hoàn thành lắp đặt 94 điểm bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Khi có cảm ứng nhiệt và cảm ứng chuyển động của các loài động vật hoang dã, động vật quý hiếm, máy cảm biến sẽ tự động chụp hoặc quay lại hình ảnh trong phạm vi di chuyển. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Mới đây, hệ thống bẫy ảnh đã trực tiếp ghi lại hình ảnh 2 cá thể voi rừng, gồm một con đực và một con cái trưởng thành, trong đó cá thể voi đực có ngà nhỏ.
Hiện hai con voi sống trên một hòn đảo rộng khoảng 400ha tại khu vực hồ Ngàn Trươi.
Chúng được phát hiện lần đầu vào năm 2019 thông qua bẫy ảnh.
Do thức ăn trên đảo nhiều nên 2 con voi này không di chuyển đi chỗ khác.
Sau lần đầu tiên phát hiện 2 con voi này, Vườn quốc gia Vũ Quang thường xuyên cử cán bộ vào theo dõi, kiểm tra nhưng chỉ phát hiện dấu vết voi để lại như dấu chân. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)
Đây là lần thứ hai bẫy ảnh thành công chụp được 2 con voi.