Những con bọ cạp thoát ra khỏi hang sa mạc dưới lòng đất của chúng bởi những cơn bão gần đây, điều đó còn kéo theo hơn 500 người ở vùng Aswan, miền nam Ai Cập bị thương. Theo tổ chức tin tức Mada có trụ sở tại Ai Cập, trong nhiều ngày qua, mưa đá, mưa và lũ lụt trong khu vực đã khiến bọ cạp bò ra khỏi hang và tấn công vào nơi ở của các khu dân cư. Cũng theo Mada, các cơn bão gần đây cũng phá hủy các tòa nhà, làm trôi đường xá, bật gốc cây cối và cắt điện ở một số khu vực của Aswan.Trong đó, có hàng trăm người bị bọ cạp đột nhập và đốt khiến phải nhập viện và ba trong số đó đã chết. Tuy nhiên, Thống đốc Aswan Ashraf Attiya phủ nhận rằng, những cái chết đó là do bị bọ cạp đốt.Còn hãng thông tấn Al Jazeera đưa tin: “Những người bị bọ cạp đốt cho biết, các triệu chứng của họ bao gồm đau dữ dội, sốt, đổ mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, run cơ và giật đầu.Ngay sau đó, Chính quyền của Aswan đã phân phát hơn 3.000 liều huyết thanh kháng nọc độc, để điều trị những người bị thương tại các bệnh viện và phòng khám địa phương, và chuẩn bị cho các sự cố tương tự trong tương lai, người phát ngôn Bộ Y tế Khaled Megahed cho biết trong một tuyên bố đăng trên Facebook.Được biết, ước tính có khoảng 31 loài bọ cạp sống ở Ai Cập, các nhà khoa học đã báo cáo thông tin này vào năm 2017 trên Tạp chí Al Azhar Bulletin of Science.Chúng bao gồm bọ cạp đuôi béo trong chi Androctonus, được cho là loài bọ cạp gây chết chóc nhất trên Trái đất và thêm cái gọi là bọ cạp tử thần (Leiurus quinquestriatus) thường được phát hiện ở Aswan, và đốt hàng chục người ở đó mỗi năm. Ngoài ra, khoảng 5.000 người trên thế giới chết hàng năm sau khi bị bọ cạp đốt, theo một báo cáo năm 2009 đăng tải trên tạp chí Clinical Neurotoxicology.
Những con bọ cạp thoát ra khỏi hang sa mạc dưới lòng đất của chúng bởi những cơn bão gần đây, điều đó còn kéo theo hơn 500 người ở vùng Aswan, miền nam Ai Cập bị thương.
Theo tổ chức tin tức Mada có trụ sở tại Ai Cập, trong nhiều ngày qua, mưa đá, mưa và lũ lụt trong khu vực đã khiến bọ cạp bò ra khỏi hang và tấn công vào nơi ở của các khu dân cư. Cũng theo Mada, các cơn bão gần đây cũng phá hủy các tòa nhà, làm trôi đường xá, bật gốc cây cối và cắt điện ở một số khu vực của Aswan.
Trong đó, có hàng trăm người bị bọ cạp đột nhập và đốt khiến phải nhập viện và ba trong số đó đã chết. Tuy nhiên, Thống đốc Aswan Ashraf Attiya phủ nhận rằng, những cái chết đó là do bị bọ cạp đốt.
Còn hãng thông tấn Al Jazeera đưa tin: “Những người bị bọ cạp đốt cho biết, các triệu chứng của họ bao gồm đau dữ dội, sốt, đổ mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, run cơ và giật đầu.
Ngay sau đó, Chính quyền của Aswan đã phân phát hơn 3.000 liều huyết thanh kháng nọc độc, để điều trị những người bị thương tại các bệnh viện và phòng khám địa phương, và chuẩn bị cho các sự cố tương tự trong tương lai, người phát ngôn Bộ Y tế Khaled Megahed cho biết trong một tuyên bố đăng trên Facebook.
Được biết, ước tính có khoảng 31 loài bọ cạp sống ở Ai Cập, các nhà khoa học đã báo cáo thông tin này vào năm 2017 trên Tạp chí Al Azhar Bulletin of Science.
Chúng bao gồm bọ cạp đuôi béo trong chi Androctonus, được cho là loài bọ cạp gây chết chóc nhất trên Trái đất và thêm cái gọi là bọ cạp tử thần (Leiurus quinquestriatus) thường được phát hiện ở Aswan, và đốt hàng chục người ở đó mỗi năm. Ngoài ra, khoảng 5.000 người trên thế giới chết hàng năm sau khi bị bọ cạp đốt, theo một báo cáo năm 2009 đăng tải trên tạp chí Clinical Neurotoxicology.