Đại dịch hạch Antonine là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử với tỷ lệ tử vong cao. Thậm chí, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng dịch bệnh này là một trong những nguyên nhân căn bản khiến đế chế La Mã sụp đổ.Cụ thể, đại dịch hạch Antonine bùng phát ở La Mã vào năm 165. Những người mắc bệnh có các triệu chứng như: nôn mửa, khát nước, ho, sưng họng, mẩn đỏ và đen trên da, hơi thở hôi và tiêu chảy đen. Nhiều người tử vong sau 2 tuần mắc bệnh dịch hạch.Trong 15 năm tiếp theo, đại dịch hạch Antonine lây lan nhanh khiến đế chế La Mã thành "địa ngục" khi tỷ lệ tử vong rất cao.Theo các nhà nghiên cứu, đại dịch hạch Antonine đã cướp đi tính mạng của 1/3 dân số La Mã (khoảng 5 triệu người).Trong đó, vào thời kỳ tồi tệ nhất, mỗi ngày đế chế La Mã có khoảng 2.000 - 3.000 người tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.Ngay cả Hoàng đế Lucius Verus - người đồng trị vì La Mã bên cạnh Hoàng đế Antoninus cũng mắc căn bệnh này.Thậm chí, một số nhà sử học cho rằng, hoàng đế La Mã Marcus Aurelius Antoninus tử vong vì đại dịch hạch Antonine vào năm 180.Đại dịch hạch Antonine khiến quân đội Rome bị ảnh hưởng nặng nề. Do nhiều người lính nhiễm bệnh và tử vong nên gây ra tình trạng thiếu hụt quân số lớn. Vậy nên, nhiều chiến dịch quân sự của La Mã không giành được thắng lợi như thời kỳ trước cũng như khả năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cũng giảm xuống.Không những vậy, kinh tế của đế chế La Mã cũng bị tàn phá nghiêm trọng khi thiếu hụt nguồn lao động, nhiều ngành nghề trì trệ...Chính những tác động tiêu cực của đại dịch hạch Antonine đã góp phần vào sự sụp đổ của đế chế La Mã hùng mạnh một thời.Mời độc giả xem video: Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc. Nguồn: THDT.
Đại dịch hạch Antonine là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử với tỷ lệ tử vong cao. Thậm chí, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng dịch bệnh này là một trong những nguyên nhân căn bản khiến đế chế La Mã sụp đổ.
Cụ thể, đại dịch hạch Antonine bùng phát ở La Mã vào năm 165. Những người mắc bệnh có các triệu chứng như: nôn mửa, khát nước, ho, sưng họng, mẩn đỏ và đen trên da, hơi thở hôi và tiêu chảy đen. Nhiều người tử vong sau 2 tuần mắc bệnh dịch hạch.
Trong 15 năm tiếp theo, đại dịch hạch Antonine lây lan nhanh khiến đế chế La Mã thành "địa ngục" khi tỷ lệ tử vong rất cao.
Theo các nhà nghiên cứu, đại dịch hạch Antonine đã cướp đi tính mạng của 1/3 dân số La Mã (khoảng 5 triệu người).
Trong đó, vào thời kỳ tồi tệ nhất, mỗi ngày đế chế La Mã có khoảng 2.000 - 3.000 người tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.
Ngay cả Hoàng đế Lucius Verus - người đồng trị vì La Mã bên cạnh Hoàng đế Antoninus cũng mắc căn bệnh này.
Thậm chí, một số nhà sử học cho rằng, hoàng đế La Mã Marcus Aurelius Antoninus tử vong vì đại dịch hạch Antonine vào năm 180.
Đại dịch hạch Antonine khiến quân đội Rome bị ảnh hưởng nặng nề. Do nhiều người lính nhiễm bệnh và tử vong nên gây ra tình trạng thiếu hụt quân số lớn. Vậy nên, nhiều chiến dịch quân sự của La Mã không giành được thắng lợi như thời kỳ trước cũng như khả năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cũng giảm xuống.
Không những vậy, kinh tế của đế chế La Mã cũng bị tàn phá nghiêm trọng khi thiếu hụt nguồn lao động, nhiều ngành nghề trì trệ...
Chính những tác động tiêu cực của đại dịch hạch Antonine đã góp phần vào sự sụp đổ của đế chế La Mã hùng mạnh một thời.
Mời độc giả xem video: Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc. Nguồn: THDT.