Chú rùa Pinta ở đảo Galapagos có tên George là một trong những con vật cô đơn nhất thế giới. Số lượng loài rùa này bị sụt giảm đáng kể chỉ còn một mình George, sau đó được chuyển về Trung tâm nghiên cứu Charles Darwin để bảo tồn và nhân giống.Tuy nhiên cụ rùa này nhất định không chịu cặp với cô rùa nào và ra đi trong cô độc vào năm 2012, thọ gần 100 tuổi. Nhiều người cho rằng chàng rùa này rất buồn và cô độc khi còn lại một mình và chứng kiến người thân, bạn bè ra đi trong khi đó bản thân sống tới tận 100 năm.Cá Mangarahara cichlid, từ Madagascar, đã biến mất khỏi tự nhiên vì công tác xây dựng các đập thủy điện trên sông Mangarahara. Hai con còn sót lại đều là con đực, chúng có cái lưng gù, mồm dẩu, rất xấu.Sau mọi nỗ lực nhân giống của các chuyên gia ở vườn thú London, hai chàng cá xấu xí này vẫn không tìm đươc bạn đời. Cho đến nay hai chú cá Mangarahara cichlid đực đã sống với nhau 12 năm ở Vườn thú London và tiếp tục chờ đợi "người tình" xuất hiện.Câu chuyện về chú cá voi cô độc nhất hành tinh từng chạm đến trái tim nhiều người yêu động vật khắp thế giới. Bơi lượn khắp đại dương mênh mông, luôn không ngừng nỗ lực để phát ra tín hiệu sóng thu hút bạn tình nhưng chú cá voi này lại phát tần số 52 Hz trong khi những con cá voi khác giao tiếp ở tần số 15 - 25 Hz.Đã từng có nhiều người cho rằng chú cá voi đáng thương này là "con lai'' của cá voi xanh và một loài khác.Chú ếch cuối cùng của loài Ecnomiohyla rabborum (thuộc họ Hylidae), đã chết vào ngày 7/10/2009 đánh dấu sự tuyệt chủng của loài ếch cây này.Ít ai biết rằng trước khi chết trong sự cô độc, sau 4 năm được chăm sóc tại sở thú Atlanta và không ngừng kêu gọi bạn tình, nó không được đáp ứng.Partula faba là loài ốc sên lạ được nuôi ở Bristol nhưng do không thể tiếp tục nhân giống, số lượng loài này sụt giảm nghiêm trọng.Năm 1991 vườn quốc gia Anh chính thức đưa chúng vào danh sách bảo tồn nhưng cuối cùng ốc sên cô độc đã chết vào tháng 2/2016.Cá heo Baiji hay cá heo sông Dương Tử cực hiếm cũng được coi là một trong số những loài vật cô đơn nhất hành tinh. Lượng cá thể cá heo này bị sụt giảm nghiêm trọng bởi các hoạt động đánh bắt, ô nhiễm môi trường nước vào khoảng năm 1950.Đến năm 2002 con cá cuối cùng tên Qiqi sau khi trải qua cuộc sống cô đơn đến thảm thương đã chết.Bí ẩn về 52 Hz - con cá voi cô độc nhất hành tinh. Nguồn: Youtube
Chú rùa Pinta ở đảo Galapagos có tên George là một trong những con vật cô đơn nhất thế giới. Số lượng loài rùa này bị sụt giảm đáng kể chỉ còn một mình George, sau đó được chuyển về Trung tâm nghiên cứu Charles Darwin để bảo tồn và nhân giống.
Tuy nhiên cụ rùa này nhất định không chịu cặp với cô rùa nào và ra đi trong cô độc vào năm 2012, thọ gần 100 tuổi. Nhiều người cho rằng chàng rùa này rất buồn và cô độc khi còn lại một mình và chứng kiến người thân, bạn bè ra đi trong khi đó bản thân sống tới tận 100 năm.
Cá Mangarahara cichlid, từ Madagascar, đã biến mất khỏi tự nhiên vì công tác xây dựng các đập thủy điện trên sông Mangarahara. Hai con còn sót lại đều là con đực, chúng có cái lưng gù, mồm dẩu, rất xấu.
Sau mọi nỗ lực nhân giống của các chuyên gia ở vườn thú London, hai chàng cá xấu xí này vẫn không tìm đươc bạn đời. Cho đến nay hai chú cá Mangarahara cichlid đực đã sống với nhau 12 năm ở Vườn thú London và tiếp tục chờ đợi "người tình" xuất hiện.
Câu chuyện về chú cá voi cô độc nhất hành tinh từng chạm đến trái tim nhiều người yêu động vật khắp thế giới. Bơi lượn khắp đại dương mênh mông, luôn không ngừng nỗ lực để phát ra tín hiệu sóng thu hút bạn tình nhưng chú cá voi này lại phát tần số 52 Hz trong khi những con cá voi khác giao tiếp ở tần số 15 - 25 Hz.
Đã từng có nhiều người cho rằng chú cá voi đáng thương này là "con lai'' của cá voi xanh và một loài khác.
Chú ếch cuối cùng của loài Ecnomiohyla rabborum (thuộc họ Hylidae), đã chết vào ngày 7/10/2009 đánh dấu sự tuyệt chủng của loài ếch cây này.
Ít ai biết rằng trước khi chết trong sự cô độc, sau 4 năm được chăm sóc tại sở thú Atlanta và không ngừng kêu gọi bạn tình, nó không được đáp ứng.
Partula faba là loài ốc sên lạ được nuôi ở Bristol nhưng do không thể tiếp tục nhân giống, số lượng loài này sụt giảm nghiêm trọng.
Năm 1991 vườn quốc gia Anh chính thức đưa chúng vào danh sách bảo tồn nhưng cuối cùng ốc sên cô độc đã chết vào tháng 2/2016.
Cá heo Baiji hay cá heo sông Dương Tử cực hiếm cũng được coi là một trong số những loài vật cô đơn nhất hành tinh. Lượng cá thể cá heo này bị sụt giảm nghiêm trọng bởi các hoạt động đánh bắt, ô nhiễm môi trường nước vào khoảng năm 1950.
Đến năm 2002 con cá cuối cùng tên Qiqi sau khi trải qua cuộc sống cô đơn đến thảm thương đã chết.
Bí ẩn về 52 Hz - con cá voi cô độc nhất hành tinh. Nguồn: Youtube