Trái Đất khác với những gì mà ta vẫn thấy ngày nay, nó đã bắt đầu cuộc đời của mình từ một khối cầu khủng khiếp mà ngay cả những cảnh tượng ghê gớm nhất trong phim ảnh cũng chẳng thể sánh bằng.Hành tinh của chúng ta liên tục phát triển về kích thước, hình dạng cũng như điều kiện khí hậu kể từ đó. Trải qua hàng trăm triệu năm phát triển, bề mặt Trái Đất đã hình thành 7 lục địa và 5 đại dương.Mới đây, một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, trong khoảng 200-250 triệu năm tới, Trái Đất có thể tiến hóa hơn nữa, biến những lục địa rải rác thành siêu lục địa.Dựa trên những thay đổi gần đây nhất trong chuyển động của các mảng kiến tạo, chuyên gia Michael Way tại Viện Nghiên cứu Không gian Goddard ở New York và các đồng nghiệp đã sử dụng các mô hình máy tính để nghiên cứu về khả năng tiến hóa của Trái Đất.Tình huống thứ nhất, các lục địa ngày nay tập hợp lại và hình thành một vùng đất khổng lồ duy nhất gần đường xích đạo trong 250 năm tới kể từ bây giờ. Vùng đất đó được gọi là Aurica.Tình huống thứ hai, siêu lục địa Amasia sẽ được hình thành từ các lục địa khác bị đẩy về phía Bắc đường xích đạo cùng với một tiểu lục địa Nam Cực, trong 200 triệu năm tới kể từ bây giờ.Việc các lục địa trên Trái Đất tập hợp lại thành siêu lục địa và sau đó tan rã theo chu kỳ 400-600 triệu năm được gọi là chu kỳ siêu lục địa. Siêu lục địa Pangea hình thành cách đây khoảng 310 triệu năm và bắt đầu tan rã cách đây khoảng 180 triệu năm.Siêu lục địa tiếp theo có thể sẽ hình thành trong 200-250 triệu năm nữa, có nghĩa là Trái Đất đã đi được một nửa giai đoạn tan rã của chu kỳ siêu lục địa hiện nay.Nghiên cứu cũng cho thấy, vùng đất ở Amasia sẽ giúp thúc đẩy tuyết rơi và tạo ra các tảng băng. Trong khi đó, vùng đất Aurica sẽ có ít tuyết hoặc băng hơn, nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ C.Hiểu được cách Trái Đất phát triển sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu về những hành tinh ngoài hệ Mặt trời trong quá trình tìm kiếm các hành tinh lân cận có thể sinh sống được.Trong quá trình tiến hóa của mình, Trái Đất đã trải qua vô vàn những biến đổi qua từng gian đoạn. Ban đầu, Trái Đất chỉ là một hành tinh chết nóng rực, các kim loại nặng chìm dần vào trong và nóng chảy, đẩy các vật chất nhẹ lên trên và nguội dần.Trái Đất lúc này có hình dạng là một quả cầu khổng lồ màu đen với những vêt nứt sáng do phần vật chất nóng chảy bên trong. Chính các vết nức này sẽ còn tiếp tục tồn tại hàng tỷ năm nữa, thường xuyên trở thành nhân tố quyết định cho sự tồn vong của sự sống trên hành tinh.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT.
Trái Đất khác với những gì mà ta vẫn thấy ngày nay, nó đã bắt đầu cuộc đời của mình từ một khối cầu khủng khiếp mà ngay cả những cảnh tượng ghê gớm nhất trong phim ảnh cũng chẳng thể sánh bằng.
Hành tinh của chúng ta liên tục phát triển về kích thước, hình dạng cũng như điều kiện khí hậu kể từ đó. Trải qua hàng trăm triệu năm phát triển, bề mặt Trái Đất đã hình thành 7 lục địa và 5 đại dương.
Mới đây, một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, trong khoảng 200-250 triệu năm tới, Trái Đất có thể tiến hóa hơn nữa, biến những lục địa rải rác thành siêu lục địa.
Dựa trên những thay đổi gần đây nhất trong chuyển động của các mảng kiến tạo, chuyên gia Michael Way tại Viện Nghiên cứu Không gian Goddard ở New York và các đồng nghiệp đã sử dụng các mô hình máy tính để nghiên cứu về khả năng tiến hóa của Trái Đất.
Tình huống thứ nhất, các lục địa ngày nay tập hợp lại và hình thành một vùng đất khổng lồ duy nhất gần đường xích đạo trong 250 năm tới kể từ bây giờ. Vùng đất đó được gọi là Aurica.
Tình huống thứ hai, siêu lục địa Amasia sẽ được hình thành từ các lục địa khác bị đẩy về phía Bắc đường xích đạo cùng với một tiểu lục địa Nam Cực, trong 200 triệu năm tới kể từ bây giờ.
Việc các lục địa trên Trái Đất tập hợp lại thành siêu lục địa và sau đó tan rã theo chu kỳ 400-600 triệu năm được gọi là chu kỳ siêu lục địa. Siêu lục địa Pangea hình thành cách đây khoảng 310 triệu năm và bắt đầu tan rã cách đây khoảng 180 triệu năm.
Siêu lục địa tiếp theo có thể sẽ hình thành trong 200-250 triệu năm nữa, có nghĩa là Trái Đất đã đi được một nửa giai đoạn tan rã của chu kỳ siêu lục địa hiện nay.
Nghiên cứu cũng cho thấy, vùng đất ở Amasia sẽ giúp thúc đẩy tuyết rơi và tạo ra các tảng băng. Trong khi đó, vùng đất Aurica sẽ có ít tuyết hoặc băng hơn, nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ C.
Hiểu được cách Trái Đất phát triển sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu về những hành tinh ngoài hệ Mặt trời trong quá trình tìm kiếm các hành tinh lân cận có thể sinh sống được.
Trong quá trình tiến hóa của mình, Trái Đất đã trải qua vô vàn những biến đổi qua từng gian đoạn. Ban đầu, Trái Đất chỉ là một hành tinh chết nóng rực, các kim loại nặng chìm dần vào trong và nóng chảy, đẩy các vật chất nhẹ lên trên và nguội dần.
Trái Đất lúc này có hình dạng là một quả cầu khổng lồ màu đen với những vêt nứt sáng do phần vật chất nóng chảy bên trong. Chính các vết nức này sẽ còn tiếp tục tồn tại hàng tỷ năm nữa, thường xuyên trở thành nhân tố quyết định cho sự tồn vong của sự sống trên hành tinh.