Nhóm nghiên cứu dẫn đầu là thiên văn học John Forbes từ Viện Flatiron (Mỹ) đã tìm thấy các điều kiện tương tự như hệ Mặt Trời sơ khai ở khu vực hình thành sao thuộc chòm Xà Phu.Sau đó, các nhà khoa học đã lần theo manh mối từ một số vật chất rắn đầu tiên ngưng tụ từ đám mây bụi bao quanh những thế giới giống như Mặt Trời sơ sinh.Từ đó, phát hiện ra một yếu tố quan trọng: đồng vị nhôm - 26 - một nguyên tố được xây dựng bên trong các vì sao và có tuổi thọ tương đối ngắn, chỉ khoảng 100.000 năm.Đồng vị nhôm-26 trong các cấu trúc giàu canxi - nhôm được gọi là CAI, những hạt có kích thước dưới milimet, được tìm thấy trong các thiên thạch.CAI cung cấp một nguồn nhiệt đáng kể trong quá trình hình thành hành tinh, làm khô các thế giới và được coi là một kiểu "hạt giống hành tinh" cần thiết cho bất kỳ một hệ sao non trẻ nào.Vì nhôm-26 chính là một trong nhiều kim loại được tìm thấy trong tâm lửa khi các ngôi sao lớn phát nổ, chính là hiện tượng gọi là "siêu tân tinh".Vì vậy, theo các nhà khoa học, vật liệu tiền hành tinh quý giá này đã được đem đến hệ Mặt Trời của chúng ta thông qua một loạt siêu tân tinh bí ẩn - những cái chết đã mang đến sự sống mới.Các nhà khoa học rút ra kết luận, các siêu tân tinh - tức các ngôi sao bùng nổ trong cái chết rực rỡ, đã cung cấp các điều kiện cần thiết để xây dựng các hành tinh trong hệ Mặt Trời, trong đó có Trái Đất.Cái tên siêu tân tinh được đặt ra bởi Walter Baade và Fritz Zwicky vào năm 1931, từ việc quan sát trong lịch sử những hiện tượng hiếm có, khi một ngôi sao đột ngột bùng sáng lên như thể vừa sinh ra.Những ngôi sao tồn tại bằng việc tiêu thụ nguồn năng lượng nhiệt hạch bên trong nó để tạo nên lực cân bằng với lực hấp dẫn. Khi không còn gì để tiêu thụ, lực hấp dẫn sẽ kéo mọi vật chất vào tâm khiến ngôi sao sụp đổ và kết thúc bằng một vụ nổ siêu tân tinh.Vụ nổ có nhiệt lượng vô cùng lớn, đốt cháy mọi vật chất và tạo nên những luồng plasma siêu nóng và sáng chói. Dựa theo cường độ sáng chúng được ghi nhận là tân tinh hoặc siêu tân tinh.Cho đến năm 2006, các nhà khoa học tin rằng siêu tân tinh gần đây nhất của dải Ngân hà xảy ra vào cuối những năm 1600. Sau đó, họ nhận ra rằng một cụm nhỏ các mảnh vỡ giữa các vì sao mà họ đang theo dõi trong 23 năm qua là tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh đã xảy ra cách đây 140 năm.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu là thiên văn học John Forbes từ Viện Flatiron (Mỹ) đã tìm thấy các điều kiện tương tự như hệ Mặt Trời sơ khai ở khu vực hình thành sao thuộc chòm Xà Phu.
Sau đó, các nhà khoa học đã lần theo manh mối từ một số vật chất rắn đầu tiên ngưng tụ từ đám mây bụi bao quanh những thế giới giống như Mặt Trời sơ sinh.
Từ đó, phát hiện ra một yếu tố quan trọng: đồng vị nhôm - 26 - một nguyên tố được xây dựng bên trong các vì sao và có tuổi thọ tương đối ngắn, chỉ khoảng 100.000 năm.
Đồng vị nhôm-26 trong các cấu trúc giàu canxi - nhôm được gọi là CAI, những hạt có kích thước dưới milimet, được tìm thấy trong các thiên thạch.
CAI cung cấp một nguồn nhiệt đáng kể trong quá trình hình thành hành tinh, làm khô các thế giới và được coi là một kiểu "hạt giống hành tinh" cần thiết cho bất kỳ một hệ sao non trẻ nào.
Vì nhôm-26 chính là một trong nhiều kim loại được tìm thấy trong tâm lửa khi các ngôi sao lớn phát nổ, chính là hiện tượng gọi là "siêu tân tinh".
Vì vậy, theo các nhà khoa học, vật liệu tiền hành tinh quý giá này đã được đem đến hệ Mặt Trời của chúng ta thông qua một loạt siêu tân tinh bí ẩn - những cái chết đã mang đến sự sống mới.
Các nhà khoa học rút ra kết luận, các siêu tân tinh - tức các ngôi sao bùng nổ trong cái chết rực rỡ, đã cung cấp các điều kiện cần thiết để xây dựng các hành tinh trong hệ Mặt Trời, trong đó có Trái Đất.
Cái tên siêu tân tinh được đặt ra bởi Walter Baade và Fritz Zwicky vào năm 1931, từ việc quan sát trong lịch sử những hiện tượng hiếm có, khi một ngôi sao đột ngột bùng sáng lên như thể vừa sinh ra.
Những ngôi sao tồn tại bằng việc tiêu thụ nguồn năng lượng nhiệt hạch bên trong nó để tạo nên lực cân bằng với lực hấp dẫn. Khi không còn gì để tiêu thụ, lực hấp dẫn sẽ kéo mọi vật chất vào tâm khiến ngôi sao sụp đổ và kết thúc bằng một vụ nổ siêu tân tinh.
Vụ nổ có nhiệt lượng vô cùng lớn, đốt cháy mọi vật chất và tạo nên những luồng plasma siêu nóng và sáng chói. Dựa theo cường độ sáng chúng được ghi nhận là tân tinh hoặc siêu tân tinh.
Cho đến năm 2006, các nhà khoa học tin rằng siêu tân tinh gần đây nhất của dải Ngân hà xảy ra vào cuối những năm 1600. Sau đó, họ nhận ra rằng một cụm nhỏ các mảnh vỡ giữa các vì sao mà họ đang theo dõi trong 23 năm qua là tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh đã xảy ra cách đây 140 năm.